Mốc Phát Triển: 2 Tuổi

Untitled (29)

Mỗi trẻ em là một cá thể độc lập, và có một tốc độ phát triển riêng biệt. Tuy nhiên, sự phát triển bình thường của trẻ chắc chắn sẽ đi theo một xu hướng có thể đoán trước được, được gọi là các mốc phát triển. Trong 5 năm đầu đời, trẻ phát triển toàn diện và mạnh mẽ trong 4 mảng:

  • Thể chất – Vận động
  • Nhận thức – Giải quyết vấn đề
  • Ngôn ngữ – Giao tiếp
  • Cảm Xúc – Xã hội

Viện Nhi khoa Hoa kỳ (American Academy for Peadiatrics) nhấn mạnh: Tất cả trẻ em đều cần được kiểm tra phát triển toàn diện trong 5 năm đầu đời, tối thiểu 3 lần trước sinh nhật 3 tuổi.

  • Đứng nhón chân
  • Đá một quả bóng
  • Bắt đầu chạy
  • Leo lên trèo xuống từ đồ đạc trong nhà không cần giúp đỡ
  • Lên xuống lầu không cần vịn
  • Ném quả bóng với tay cao hơn vai
  • Vẽ hoặc bắt chước vẽ các đường thẳng và đường tròn
  • Kiếm được đồ vật ngay cả khi bị giấu dưới hai hoặc ba vỏ bọc
  • Bắt đầu phân loại hình dạng và màu sắc
  • Bổ sung các câu và thơ vần trong các sách quen thuộc
  • Chơi trò chơi giả vờ
  • Xây tháp với 4 khối hoặc nhiều hơn
  • Có thể sử dụng một bàn tay nhiều hơn bàn tay kia
  • Nghe theo lời chỉ dẫn hai bước như “Nhặt giày lên và đem vào phòng để đồ.”
  • Kêu tên các vật trong một cuốn sách như con mèo, con chim, hoặc con chó
  • Chỉ vào đồ vật hoặc hình ảnh khi chúng được gọi tên
  • Nhận biết tên người quen và bộ phận cơ thể
  • Nói những câu có 2 tới 4 từ
  • Nghe theo lời chỉ dẫn dễ hiểu
  • Lặp lại lời nói nghe lỏm trong cuộc nói chuyện
  • Chỉ vào đồ vật trong một cuốn sách
  • Bắt chước người khác, nhất là người lớn và các đứa trẻ lớn tuổi hơn
  • Phấn chấn khi có mặt các đứa trẻ khác
  • Tỏ ra càng ngày càng độc lập
  • Thể hiện sự bướng bỉnh (làm những gì người khác bảo không được làm)
  • Chủ yếu chơi bên cạnh các đứa trẻ khác, nhưng bắt đầu cùng chơi với các đứa trẻ khác, cũng như tham gia vào các trò chơi đuổi bắt
  • Khuyến khích trẻ giúp các việc đơn giản trong nhà, như dọn dẹp và phân loại quần áo. Tán dương trẻ khi trẻ giúp đỡ tích cực.
  • Ở tuổi này, trẻ chỉ chơi cạnh (chứ chưa chơi cùng với) nhau và không biết chia sẻ. Những lúc chơi chung, hãy đưa cho trẻ thật nhiều đồ chơi. Quan sát trẻ thật kỹ và can thiệp nếu chúng đánh nhau hay cãi nhau.
  • Để tâm đến trẻ và tán dương khi trẻ làm theo hướng dẫn. Đừng để tâm quá nhiều đến những hành vi bướng bỉnh. Dành nhiều thời gian tán dương hành vi tốt hơn là trừng phạt những hành vi chưa tốt.
  • Dạy trẻ xác định và nói các bộ phận cơ thể, động vật và những vật thông thường khác.
  • Đừng sửa trẻ khi trẻ nói chưa đúng. Thay vào đó, hãy luôn làm mẫu bằng cách nói cho đúng. Ví dụ như, “Đó là quả bóng”.
  • Khuyến khích trẻ nói ra từ thay vì chỉ tay. Nếu trẻ không nói được cả từ (“sữa”), hãy gợi ý cho trẻ âm đầu tiên (“s”). Dần dần, có thể nhắc để trẻ nói cả câu — “Con muốn uống sữa”.
  • Giấu đồ chơi của trẻ quanh phòng và để trẻ đi tìm.
  • Giúp trẻ chơi xếp hình (puzzle), học và phân loại hình dạng, màu sắc hoặc các con vật.
  • Khuyến khích trẻ chơi với hình khối. Thay nhau xây tháp rồi phá ra để xây lại.
  • Thực hiện các “dự án nghệ thuật” cùng trẻ, sử dụng sáp màu, màu nước và giấy. Mô tả tác phẩm mà trẻ tạo ra và treo tác phẩm đó lên tường hoặc tủ lạnh.
  • Nhờ trẻ giúp mở cửa và ngăn kéo và lật trang sách hoặc tạp chí.
  • Khi trẻ đã đi vững, nhờ trẻ mang cho bố mẹ những đồ vật nhỏ.
  • Đá bóng qua lại với trẻ. Khi trẻ đã đá tốt, khích lệ trẻ chạy và đá.
  • Đưa trẻ đến công viên để chạy và trèo lên các thiết bị vui chơi và đi bộ trên các đoạn đường đi bộ giữa thiên nhiên. Hãy theo sát trẻ.
  • Không sử dụng các cụm từ gồm 2 từ (ví dụ “uống sữa”)
  • Không biết làm gì với đồ vật thông thường, như bàn chải, điện thoại, cái nĩa, cái thìa
  • Không bắt chước hành động và lời nói
  • Không theo lời chỉ dẫn đơn giản
  • Không đi vững
  • Bỏ mất kỹ năng mà trẻ đã từng có

* Mỗi trẻ em phát triển theo cách riêng và tiến độ riêng. Nếu có lo lắng hay băn khoăn về các mốc phát triển của con, hãy đăng ký Dịch Vụ Kiểm tra Phát triển Toàn diện cho con ngay hôm nay.

Các Mốc Phát Triển Theo Độ Tuổi

Phụ huynh có thể bấm vào độ tuổi tương ứng dưới đây để tham khảo các mốc phát triển của trẻ. Các nội dung mốc phát triển được chuyển ngữ theo chương trình “Learn the Signs. Act Early” của CDC Hoa Kỳ.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon