Tăng Động Giảm Chú Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)
- Một tình trạng với biểu hiện qua các vấn đề về khả năng chú ý, hiếu động thái quá và hành vi bốc đồng.
- Các triệu chứng bao gồm không thể ngồi yên và các vấn đề về hoạt động xã hội cũng như ở nhà và trường học
- Điều trị bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức, hỗ trợ học tập và có thể kết hợp thuốc do bác sĩ tâm thần Nhi kê toa.
- ADHD là một tình trạng mãn tính, cản trở khả năng tập trung, kiểm soát xung lực và khả năng ngồi yên.
- Nhận kết quả chẩn đoán Rối loạn Tăng động Giảm chú ý (ADHD) có thể khiến cha mẹ choáng ngợp, nhưng việc đánh giá kỹ lưỡng và có kế hoạch điều trị phù hợp với con có thể giúp gia đình kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả.
- Khoảng 11% trẻ em ở Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 4 đến 17 đã được chẩn đoán mắc chứng ADHD, theo CDC.
- ADHD thường được chẩn đoán khi còn nhỏ, tình trạng kéo dài suốt đời này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến việc trẻ sinh hoạt ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
- Robert King, bác sĩ tâm thần trẻ em và chuyên gia về ADHD tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Y khoa Yale cho biết: “Đã có rất nhiều tranh cãi về ADHD trong những năm qua. Bác sĩ tâm thần có xu hướng hoặc nói ADHD bị chẩn đoán quá mức, theo nghĩa là mọi người nhìn thấy một đứa trẻ bồn chồn và tự động cho rằng đứa trẻ đó bị ADHD; hoặc nhóm khác nói ADHD bị chẩn đoán dưới mức, nghĩa là còn nhiều trẻ cần được giúp đỡ bằng thuốc và điều trị mà lại không nhận được hỗ trợ trẻ cần.”
- Các nhà nghiên cứu về khoa học thần kinh – não bộ đã tìm thấy sự khác biệt trong chất dẫn truyền thần kinh của những người bị ADHD, điều đó có nghĩa là tình trạng này có bản chất sinh học. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các yếu tố môi trường—chẳng hạn như tiếp xúc với thuốc lá hoặc rượu trong tử cung (trước khi sinh), nhẹ cân hoặc sinh non, hoặc bị bỏ rơi quá mức ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ—đóng một vai trò trong khả năng mắc chứng ADHD của trẻ.
- Rối loạn xảy ra thường xuyên hơn ở những người có tiền sử gia đình có ADHD, nhưng đôi khi ADHD cũng được chẩn đoán ở trẻ em không có yếu tố nguy cơ.
Có ba hình thức Tăng động giảm chú ý, tùy thuộc vào việc triệu chứng nào biểu hiện rõ nhất ở trẻ.
- Loại 1: Chểnh mảng, mất tập trung: Những biểu hiện thường gặp ở trẻ bị tăng động giảm chú ý là dạng chểnh mảng / mất tập trung:
- Bất cẩn
- Dễ bị phân tâm, trẻ thường gặp rắc rối với công việc trong môi trường tập thể
- Khó khăn trong việc tập trung và học tập tại trường
- Trẻ không hợp tác, tránh né các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung trong thời gian dài
- Lơ đãng, hay mơ màng: trẻ không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, trẻ gặp khó khăn khi lắng nghe hướng dẫn của thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt sự hướng dẫn hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập
- Hay đánh mất những thứ quan trọng
- Hay quên bài vở và những hoạt động thường ngày
- Trẻ cũng gặp khó khăn về kỹ năng đọc và viết.
- Khoảng 20% trẻ mắc chứng rối loạn tăng động kém chú ý cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt
- Loại 2: Hiếu động – Bốc đồng: Những trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý dạng hiếu động/bốc đồng phải đối mặt với tình trạng trẻ bị hiếu động và bốc đồng quá mức.
- Biểu hiện của trẻ hiếu động:
- Hay chạy nhảy hoặc luôn tay luôn chân
- Không thể ngồi yên hoặc nghỉ ngơi
- Chạy nhảy/leo trèo liên tục
- Không thể vui chơi/học tập một cách yên lặng
- Luôn hoạt động/ Thừa năng lượng
- Nói quá nhiều
- Hay khó ngủ
- Biểu hiện của trẻ bốc đồng:
- Hay buột miệng trả lời
- Không thể đợi đến lượt mình
- Hay giật đồ của bạn khác
- Hay ngắt lời/áp đặt bạn khác
- Có thể gặp nhiều tai nạn/chấn thương hơn bình thường (do chạy nhảy quá nhiều)
- Hay quậy phá, dễ nổi cáu
- Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp
- Trẻ phải trên 6 tuổi và có triệu chứng kéo dài hơn 6 tháng
- Biểu hiện của trẻ hiếu động:
- Loại 3: Kết hợp Tăng động & Giảm chú ý: Trẻ biểu hiện các triệu chứng của cả hai loại trên NGANG NHAU. Do triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian, tình trạng trẻ cũng có thể thay đổi theo thời gian. Ngoài ra trẻ tăng động giảm chú ý còn có các triệu chứng khác như:
- Không giao tiếp với bạn bè: trẻ thường thiếu tự tin khi giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới.
- Trẻ gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường: trẻ mắc ADHD cũng thường phải đối mặt với chứng nhận thức và trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm.
- Tăng động giảm chú ý (ADHD) thường gặp ở trẻ em trai hơn trẻ em gái, và trẻ mắc chứng ADHD bắt đầu phát triển triệu chứng trước khi lên 7 tuổi.
- Không có “xét nghiệm máu” hay một xét nghiệm duy nhất để chẩn đoán, việc xác định liệu trẻ có rối loạn hay không cần nhiều bước.
- Cần lưu ý phân biệt ADHD & Tổn thương Tâm lý (PTSD); ADHD & Phổ Tự Kỷ (ASD) trong quá trình chẩn đoán. Ngoài ra, biểu hiện tăng động giảm chú ý (ADHD) tại từng độ tuổi khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau. Cốt lõi của việc can thiệp hỗ trợ trẻ hiệu quả là phải có đánh giá ban đầu cẩn thận để có thể phân biệt xem có những lý do nào khác như rối loạn lo âu hoặc khó khăn trong học tập, hoặc chấn thương tâm lý khiến trẻ khó chú ý hay không.
- Một trong các bước bao gồm việc phỏng vấn cha mẹ và giáo viên, quan sát lâm sàng, quan sát tại trường và các bài kiểm tra tiêu chuẩn khác để đánh giá trẻ. Cũng cần kiểm tra thính lực và thị lực của trẻ, để loại bỏ các vấn đề khác có triệu chứng giống như tăng động – giảm chú ý (ADHD).
- Việc đánh giá tâm lý toàn diện với các bài kiểm tra tâm lý – giáo dục chi tiết để hiểu thêm về những thách thức trẻ gặp phải, chẳng hạn như kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch (được gọi là “chức năng điều hành”) hoặc khuyết tật học tập, sẽ giúp nhà chuyên môn lên được một kế hoạch hỗ trợ trẻ hiệu quả hơn.
- Phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ bao gồm dùng thuốc, giáo dục, can thiệp hành vi, trị liệu tâm lý.
- Trẻ chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định và bắt buộc phải kết hợp với liệu pháp tâm lý.
- Những trẻ được chẩn đoán và can thiệp sớm có khả năng cải thiện tốt hơn.
- Nếu con có những triệu chứng tăng động – giảm chú ý hơn 6 tháng tại tối thiểu HAI môi trường, gia đình không có những biến cố mới xảy ra/ cha mẹ không có những căng thẳng quá độ trong cuộc sống, con có sức khỏe thể chất bình thường (thính lực và thị lực đều tốt), phương pháp tốt nhất là Can Thiệp Hành Vi qua các chương trình Huấn luyện Kỹ năng dành cho Cha mẹ.
- Việc hướng dẫn để cha mẹ tham gia Can thiệp hành vi đã được chứng minh mang lại hiệu quả cao nhất, tránh được tác dụng phụ của thuốc. Giáo viên và những người tham gia chăm sóc cho trẻ những năm đầu đời cũng có thể áp dụng tại lớp học và ở trường.
- Can thiệp hành vi trang bị cho cha mẹ những kỹ năng và chiến lược để hỗ trợ trẻ
- Can thiệp hành vi đã được kiểm chứng có tác dụng ngang với dùng thuốc cho trẻ nhỏ có ADHD và hiệu quả tối đa với các trẻ dưới 6 tuổi
- Trẻ nhỏ dùng thuốc điều trị ADHD sẽ phải chịu nhiều tác dụng phụ hơn so với trẻ lớn hơn. Các tác dụng phụ lâu dài của thuốc điều trị trên trẻ nhỏ chưa được nghiên cứu đầy đủ.
- Các chương trình can thiệp hiệu quả, dựa trên bằng chứng khoa học, huấn luyện cha mẹ có con nhỏ mắc ADHD mà cô Tú Anh thực hiện:
- Chương trình Dạy Dỗ Con Tích cực (Triple P Stepping Stone)
- Chương trình Những Năm Tháng Tuyệt Vời (Incredible Years Parenting Program)
- Phương pháp Tương tác Cha mẹ và Con Cái (Parent-Child Interaction Therapy)
Hướng Tiếp Cận Chuyên Môn Của Cô Tú Anh
Dựa trên 3 nền tảng trụ cột: Tâm lý Phát triển (Development Psychology) – Cá nhân hóa (Individualization) – Tình cảm Gắn bó (Relationship-based approach), các lĩnh vực trong chuyên môn Tâm lý Trẻ nhỏ & Cha mẹ mà cô Tú Anh tập trung là:
Cải thiện năng lực Cảm xúc và Gắn bó
Điều chỉnh hành vi rối nhiễu
PsychoEducation & Counseling – Giáo dục và Tham vấn Tâm lý
Các Thử Thách Tâm Lý - Phát Triển Nhi
Phụ huynh có thể bấm vào từng nội dung để tham khảo về các khó khăn thường gặp. Các nội dung được chuyển ngữ từ Yale Medicine.