Là khi sinh ra một đứa trẻ trên đời này, hãy nhớ rằng nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi – dưỡng – dạy – bảo để sau 18-20 năm, đứa trẻ ấy sẵn sàng để rời xa ta. Mang một đứa trẻ tới cuộc đời này, trong 1-3 năm đầu, cảm giác có con luôn quấn quít bên mình thật ấm áp, nhưng đứa trẻ đó không thuộc quyền sở hữu hay là một tác phẩm mà cha mẹ toàn quyền “nặn” ra, mà cha mẹ chỉ có nghĩa vụ làm sao để giúp con trưởng thành và có khả năng tự lập và sống tự chủ. Học cách làm cha mẹ khi con trưởng thành và độc lập, cha mẹ vẫn có thể sống cuộc đời của mình (mà không lệ – phụ thuộc vào con), và ngược lại, thì khi đó cha mẹ và con có thể trở thành những người bạn lớn – nhỏ chia sẻ về cuộc sống với nhau.

Bất kỳ ai cũng phải học cách làm cha mẹ từ đầu
Bất kỳ ai cũng phải học cách làm cha mẹ từ đầu

1. Học Cách Nuôi Dưỡng Sự Tự Lập và Tự Chủ cho Con Cái

Gia đình chính là mô hình mô phỏng xã hội một cách giản đơn nhất mà cha mẹ có thể dạy cho một đứa trẻ hiểu, để giúp con sẵn sàng tham gia vào xã hội sau này. Một đứa trẻ 3 tuổi khó mà hiểu được về cấp bậc, chính quyền, luật pháp, đối nhân xử thế hay cả những trò mánh mung ngoài xã hội kia. Nhưng, một đứa trẻ 3 tuổi hoàn toàn có thể hiểu được trong chính gia đình mình, lớp lang và cấp quyền có hợp lý và “dễ thở” không, các quy tắc và quy định trong gia đình có rõ ràng và được thực thi nhất quán không. Dạy con sống có trách nhiệm, đạo đức, và chính trực, là bắt đầu tự sự minh bạch – rõ ràng – thẳng thắn trong chính gia đình, chứ không phải là phe phái và về hùa với bên nào “nuông chiều” và “hối lộ” mình nhiều hơn.

 

Làm cha mẹ, là duy trì và nuôi dưỡng một MỐI QUAN HỆ thuần khiết với con, chứ không phải là kỹ thuật hay thành tích. Bản chất của mọi mối quan hệ là nơi mà cảm xúc có thể được “luân chuyển” thành con đường 2 chiều một cách nhịp nhàng và suôn sẻ. Vậy, thay vì tìm “chiến lược” dạy con EQ, hãy nhìn xem dưới mái nhà này mọi người có tôn trọng và lắng nghe nhau không, mọi cảm xúc khó khăn của các thành viên có thể chia sẻ, thấu cảm và vỗ về không? Dạy cho con lòng thấu cảm, sự sẻ chia và tinh thần hướng thiện, không cần phải mang con đi ra nơi khốn khó mới dạy được, mà chúng ta có thể bắt đầu bằng việc bao dung với cảm xúc và dạy dỗ con về hành vi cư xử từ trong gia đình.

 

Làm cha mẹ, là trở thành một nhà thuyết minh và phụ đề để giúp con hiểu về thước phim cuộc sống xã hội đầy gay cấn nhưng cũng nhiều pha hấp dẫn. Làm cha mẹ không phải là làm đạo diễn để chỉ đạo con phải vào tròn vai mà cha mẹ giao cho con. Nếu không giúp cho con hiểu đúng và hiểu đủ, thì nhỡ đến ngày nào đó con phát hiện ra “kịch bản thật”, thì liệu con có còn tin cha mẹ nữa?

 

Xem thêm: https://happyparenting.vn/hoc-cach-lam-cha-me/

 

Làm cha mẹ là dạy con giải quyết vấn đề, để khi lớn lên con có khả năng tự giải quyết vấn đề của riêng con. Điều đó có nghĩa là không làm thay cho con, mà chỉ hỗ trợ con ở những bước khó khăn ở đoạn giữa, nhưng hãy luôn để con là người hoàn thành bước cuối cùng trong khâu giải quyết vấn đề (từ to đến nhỏ). Khi con là người hoàn tất, con sẽ tin là mình làm được, và làm đến cùng thay vì là bỏ dở.

 

Làm cha mẹ, là giúp con phát triển được cảm giác tốt đẹp và nhận định đúng đắn về bản thân (self-esteem). Con không cần phải tự tin bước ra trước đám đông để hô vang khẩu hiệu gì cả, nếu bản chất con không có đặc điểm tính cách như vậy. Chỉ cần con biết rõ con là ai, điểm mạnh và điểm chưa mạnh của con là gì, phát huy cái gì và cải thiện cái gì mà không cần giấu giếm, con biết mình đến từ bối cảnh nào, khi nào thì con cảm thấy là chính mình nhất và được hỗ trợ nhất, thì đó là khởi điểm của good self-esteem rồi.

 

Nhiệm vụ của cha mẹ rất lớn trong sự trưởng thành của con cái
Nhiệm vụ của cha mẹ rất lớn trong sự trưởng thành của con cái

2. Học cách làm cha mẹ để là bước đường đầu tiên cho sự phát triển của con

Tất cả mọi đứa trẻ sinh ra đời này đều được xem như là “sinh non” – nếu ta so sánh với các loài thú 4 chân vừa ra đời chỉ sau vài tiếng đã tự đứng lên và đi tìm mồi ngay được. “Em bé sinh non” của chúng ta cần được bao bọc và bảo vệ 9 tháng trong bụng mẹ, và thêm 9 tháng ở ngoài mà môi trường gia đình chính là cái “bào thai thứ hai” đó. Vậy, làm cha mẹ, là đảm bảo chính bản thân mình có một sức khoẻ tâm lý thật tốt (mental health), vì khi ta sinh ra một đứa trẻ mà không có nhu cầu đặc biệt nào về can thiệp phát triển, thì sức khoẻ tâm lý của cha mẹ chính là nền tảng phát triển sức bền tâm lý của con.
Làm Cha Mẹ Là Làm Gì - Học Cách Làm Cha Mẹ Đúng Đắn Hình 3
Nền tảng cho sự phát triển của con

Hôm nay mình hơi nhiều chữ, nhân một ngày tiếp 2 ca phụ huynh khá đặc biệt, khiến mình muốn viết ra những dòng này, như là một reflective practice cho bản thân. Suốt hơn năm rưỡi nay, mỗi tuần mình đều đặn luôn có 2-4 ca tham vấn – tư vấn 1:1 với cha mẹ, làm việc trong nhiều tuần liền. Và đây là những gì mình đang có trong đầu, trong ngày hôm nay.
Gia đình, là mái nhà ấm áp để những đứa trẻ lớn lên và bay cao, bay xa, phải không ạ?

 

Tham khảo thêm các khóa học làm cha mẹ tại đây.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon