Kiến thức ở khóa học làm cha mẹ mà bạn không nên bỏ lỡ

Học làm cha mẹ là một nghĩa vụ vô cùng thiêng liêng và cao cả mà bất cứ ai cũng nên biết. Cho dù trẻ còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn cần sự yêu thương và động viên của cha mẹ. Có người đã từng nói: dù con lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. Nhưng đó là cách mà mẹ đối xử đối với con cái. Còn những gì trẻ làm với bạn trong tương lai là do cách bạn giáo dục ngày hôm nay. Chính vì vậy, để con ngoan ngoãn, thành người tốt bạn hãy đọc bài viết dưới đây và để hiểu hơn về khóa học làm cha mẹ.

 

1. Biết lắng nghe con cái

Giao tiếp với con cái là một vấn đề rất quan trọng mà cha mẹ cần quan tâm tới. Bạn nên nghe những ý kiến của con để đưa ra quyết định hợp lí. Không nên ép buộc chúng thực hiện chỉ để thỏa mãn nhu cầu ra lệnh của bản thân mình.

Khóa học làm cha mẹ - Trò chuyện cùng con cái mỗi ngày

Trò chuyện cùng con cái mỗi ngày

Bạn phải luôn hòa đồng, có sự quan tâm và gần gũi con cái trong cuộc sống. Thường xuyên chia sẻ và tâm sự cởi mở mọi vấn đề để kết nối con cái lại gần với cha mẹ hơn.

 

2. Dành thời gian cho con

Bất cứ một đứa trẻ nào cũng mong muốn có những giây phút được chơi cùng với bố mẹ. Dù bạn có quá bận với công việc thì bạn cũng nên sắp xếp thời gian hợp lí để chơi và trò chuyện với con mỗi ngày.

Bạn cần tôn trọng quyền riêng tư và lắng nghe những tâm sự mà con chia sẻ. Tuy nhiên, bạn nên hiểu những gì bạn làm là đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho trẻ chứ không phải nuông chiều. Nếu trẻ yêu cầu điều gì đó mà bạn không thể làm theo được thì bạn hãy nói cho trẻ hiểu lí do tại sao lại “không”.

Bạn nên tham gia những hoạt động học tập của con cái, hay đưa con đi chơi, đi dạo công viên, sở thú… Người lớn đôi lúc cũng cần thư giãn để giảm căng thẳng, mệt mỏi thì con trẻ cũng vậy.

 

3. Luôn hiện diện ở những bước ngoặt trong cuộc đời con

Cho dù bạn có bận rộn với hàng tá công việc trong cuộc sống thì bạn cũng cần có thời gian để ở bên cạnh con. Nhất là những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời. Có thể hôm nay trên trường con sẽ lên hát cho mọi người nghe, nhất định bạn phải đến bên con. Đây là lần đầu con được biểu diễn trước đám đông, sẽ thật tốt nếu cả cha và mẹ cùng có mặt để chứng kiến được thành công của con ngày hôm nay.

Bạn chính là người đầu tiên mà trẻ muốn bạn biết đến những gì mà chúng đạt được. Mẹ cũng đừng quên dành tặng cho con một món quà và một lời khen để khích lệ trẻ. Nếu bạn không thể ở bên trẻ vào những giờ khắc quan trọng nhất sẽ khiến chúng nhớ mãi, không bao giờ quên và bạn sẽ phải ân hận vì điều đó. Bạn nên nhớ rằng khi mọi thứ qua đi sẽ không gì có thể bù đắp lại được.

 

4. Tạo ra sự ngăn nắp cho trẻ

Bạn có thể hạn chế được cho bản thân một số công việc trong gia đình như dọn dẹp đồ chơi, rác vứt linh tinh,… của con. Bằng cách tạo cho con sự ngăn nắp ngay trong chính gia đình của mình.

Bạn cần đưa ra những quy tắc về thời gian chơi, thời gian ngủ của trẻ. Điều này sẽ giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, trẻ sẽ hiểu được những quy định đều là vì yêu thương và quan tâm tới trẻ.

Bạn cần tạo cho trẻ thói quen biết nhận lỗi và chịu trách nhiệm trước những hành vi mà mình gây ra. Bạn có thể giao cho trẻ những công việc nhà và trao phần thưởng mỗi khi trẻ hoàn thành. Tùy vào giới tính và độ tuổi mà bạn sẽ giao cho trẻ những việc phù hợp. Trong gia đình có 2 con bạn cần chia đều mọi thứ và thưởng phạt phân minh. Tránh trường hợp các con ghen tị và khó chịu với nhau.

Bạn phải giúp con nhận ra được những điều gì là đúng, điều gì là sai. Việc nào nên làm và không nên làm. Từ đó, trẻ sẽ có những ý thức về hành vi của mình nhiều hơn.

 

5. Khuyến khích con có một lối sống lành mạnh

Việc hướng con đến những bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng kèm một chế độ luyện tập hợp lí là điều cần thiết mà bạn cần truyền đạt cho trẻ. Ngay từ khi còn nhỏ bạn cần hình thành cho trẻ những thói quen tích cực về một lối sống lành mạnh.

Nhưng bạn hãy nhớ rằng bạn chỉ là người khuyên bảo và hướng dẫn cho trẻ chứ không phải ép buộc trẻ phải thực hiện chúng.

Bạn có thể cho trẻ chơi những môn thể thao như bơi lội, bóng rổ,…để trẻ quen với việc tập thể dục thể thao mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cần tập cho trẻ có những thói quen tốt trong ăn uống ngay từ khi còn nhỏ như ăn hết thức ăn có trong dĩa hay biết chia sẻ đồ ăn cho em của mình…

Tất cả mọi thứ đều được hình thành ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bạn nên tạo ra cho trẻ một lối sống lành mạnh để trẻ duy trì cho tương lai sau này.

Khóa học làm cha mẹ - Hãy làm gương cho con cái để có một nếp sống lành mạnh

Hãy làm gương cho con cái để có một nếp sống lành mạnh

Xem thêm: Học cách làm cha mẹ

 

6. Cho phép con tạo ra những lỗi lầm

Trẻ phải có những lỗi lầm thì mới có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân mình hơn. Cuộc sống này luôn là những phép toán tuyệt vời. Đòi hỏi con bạn phải tự mình giải mã chúng. Nếu trong quá trình đó con bạn có phạm phải sai lầm thì bạn cũng không nên trách phạt con.

Bạn cần ý thức được rằng bạn không thể bên con hay bảo vệ con suốt đời. Do vậy, con phải học cách tự lập để có thể bước đi trên chính đôi chân của mình. Bạn chỉ nên đứng phía sau và động viên cho trẻ. Mặc dù điều này có thể khó khăn với bạn nhưng sau này sẽ có lợi cho cả cha mẹ và con bạn rất nhiều.

Có thể trẻ sẽ không nghe những lời khuyên của bạn trước đó. Bạn cũng không thể trách móc trẻ sau những lần vấp ngã rằng đã dặn trước rồi mà không nghe. Bạn cần để trẻ tự trải nghiệm và tự suy nghĩ về những điều mà trẻ đã trải qua.

 

7. Xóa bỏ dần những khuyết điểm của bạn

Không có bất cứ ai là hoàn hảo cả. Nếu bạn không bị dính vào cái này thì sẽ dây vào những cái khác. Bài bạc, rượu chè,…. là những thú vui để bạn có thể giải trí. Tuy nhiên, chúng có thể làm ảnh hưởng đến kinh tế gây hại tài chính cho con bạn.

Nếu bạn có thói quen hút thuốc thì sẽ gây cho bạn nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm và các bệnh liên quan về phổi cho trẻ. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế những thứ gây hại đó. Điều đó không có nghĩa là ép buộc bạn phải bỏ hẳn. Mà là bạn nên biết điểm dừng và phải có trách nhiệm đối với con cái.

 

8. Nghĩa vụ của bố mẹ là vô tận

Có thể bạn không bên cạnh trẻ được mỗi ngày, không có quá nhiều thời gian dành cho trẻ. Nhưng bạn hãy để trẻ biết được rằng bạn sẽ luôn ở bên và sát cánh cùng với con. Dù cho con bạn có bao nhiêu tuổi thì chúng vẫn cần có một chỗ để dựa dẫm vào. Bạn chính là điểm tựa tốt nhất mà con có thể trở về nhà sau những tháng ngày bon chen cuộc sống ngoài xã hội.

Trách nhiệm của người làm cha làm mẹ

Trách nhiệm của người làm cha làm mẹ

Bạn hãy để cho con biết được những tình cảm mà bạn dành cho con luôn luôn hiện diện. Năm tháng qua đi, từ những cha mẹ tốt bạn sẽ dần trở thành những người ông bà tốt.

Bài viết trên đây đã giúp bạn có thể hiểu hơn về khóa học làm cha mẹ. Mong rằng qua đây bạn có thể ý thức được những hành động của bản thân mình nhiều hơn. Dần dần hoàn thiện thành những cha mẹ tốt và tâm lí. Giáo dục con cái là một quá trình lâu dài nên bạn không cần bắt ép bản thân mình hoàn thiện trong một thời gian ngắn. Cuối cùng, chúc các bạn có thể chăm sóc được những đứa trẻ ngoan ngoãn và hiếu thảo. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi.

 

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon