Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD), hay còn gọi là Tự kỷ, không chỉ gặp khó khăn trong giao tiếp và hành vi mà còn dễ gặp các vấn đề tâm lý khác, đặc biệt là trầm cảm, căng thẳng và lo âu (anxiety). Theo thống kê từ tổ chức National Autistic Society, khoảng 40-50% trẻ tự kỷ có rối loạn lo âu trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện sức khỏe tâm lý và phát triển kỹ năng xã hội tốt hơn với một kế hoạch chăm sóc phù hợp và sự hỗ trợ đúng cách. Để làm được điều này, cha mẹ cần đồng hành cùng con và tìm kiếm thêm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý uy tín.
1. Vì sao trẻ tự kỷ dễ gặp trầm cảm và lo âu?
Trẻ tự kỷ phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong quá trình phát triển, khiến nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu cao hơn so với các bạn đồng trang lứa khác.
1.1 Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội
Một trong những lý do chính là trẻ thường gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội. Việc không diễn đạt được cảm xúc của mình khiến trẻ cảm thấy bị cô lập và thu mình vào thế giới riêng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến cảm giác bất lực, chán nản và căng thẳng.
1.2 Trẻ tự kỷ có giác quan nhạy cảm
Ngoài ra, trẻ tự kỷ cũng rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Tiếng ồn lớn, ánh sáng mạnh, hoặc chỉ đơn giản là một vài thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày đều có thể gây ra căng thẳng cho trẻ tự kỷ.
Theo một nghiên cứu được đăng tải tạp chí PubMed Central – Thư viện Quốc gia về Y học của Mỹ, hơn 96% trẻ tự kỷ có rối loạn xử lý giác quan. Một trong những ví dụ của việc rối loạn xử lý giác quan ở trẻ tự kỷ như sau: trẻ quá mẫn cảm với âm thanh có thể bịt tai lại trước giọng hát của một ai đó, hoặc ngược lại một số trẻ giảm cảm thụ sẽ không quay đầu hoặc phản ứng khi có tiếng động lớn.
Cũng chính vì có rối loạn xử lý giác quan, nên trẻ tự kỷ thường có những biểu hiện như kén ăn, từ chối thử các món ăn mới, khó ngủ, khó tập trung, hoặc không thể ngồi yên một chỗ…
1.3 Trẻ tự kỷ chịu áp lực từ những mối quan hệ xung quanh
Một yếu tố không kém phần quan trọng là các mối quan hệ xung quanh. Một số cha mẹ không biết rằng con có rối loạn phổ tự kỷ, nên không thể tự mình hỗ trợ đúng cách và hướng dẫn người xung quanh dành sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt cho con.
Chẳng hạn như khi đi học, trẻ tự kỷ có thể gặp xung đột với các bạn trong lớp. Điều này không chỉ diễn ra một chiều như nhiều người nghĩ, rằng trẻ tự kỷ sẽ bị bắt nạt. Trên thực tế, trẻ rối loạn phổ tự kỷ cũng có thể làm đau bạn bè nếu gặp phải căng thẳng từ môi trường xung quanh. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu để biết đâu là môi trường phù hợp với trẻ, vì nếu để con vào một môi trường không phù hợp, các tình huống sau có thể xảy ra:
- Những kích thích như tiếng ồn, ánh sáng lớn sẽ gây căng thẳng cao cho trẻ, từ đó đẩy trẻ vào các tình huống khiến trẻ có thể làm đau người khác. Điều này cũng không hề thoải mái cho các bậc phụ huynh.
- Trường hợp cha mẹ không thông báo rõ tình trạng của con đến giáo viên phụ trách và các học sinh khác, trẻ có thể không nhận được sự hỗ trợ đúng đắn và thấu hiểu từ thầy cô và nhà trường, càng tạo thêm áp lực và lo lắng cho con.
Về mặt sinh học, sự mất cân bằng hóa học trong não bộ có thể là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu. Những yếu tố này thường đòi hỏi sự can thiệp từ chuyên gia để giúp trẻ cân bằng cảm xúc và cải thiện tâm lý.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa tự kỷ và sức khỏe tâm lý qua bài viết sau.
Xem thêm: Tổn thương Tâm lý ở Trẻ em
2. Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc tâm lý cho trẻ tự kỷ?
Để chăm sóc tâm lý cho trẻ tự kỷ, cha mẹ cần hiểu rõ về những khó khăn của trẻ và chủ động xây dựng một môi trường hỗ trợ tích cực.
2.1 Tìm hiểu về rối loạn phổ tự kỷ
Hiểu rõ về tự kỷ sẽ giúp cha mẹ nhìn nhận đúng vấn đề và đưa ra các quyết định phù hợp. Tại Happy Parenting, chuyên gia tâm lý làm việc cùng cha mẹ dựa trên hướng tiếp cận trao quyền và gắn bó tình cảm. Chuyên gia tâm lý sẽ đồng hành và hướng dẫn cha mẹ về tình trạng của con, các đặc điểm, đồng thời hướng dẫn cha mẹ cách tự can thiệp cho con tại nhà, massage trị liệu giác quan cho trẻ tự kỷ và đồng hành với con về mặt tâm lý để giúp con đạt được những phát triển tối ưu nhất.
Xem thêm: Chuyên gia Tâm lý Trẻ em tại TP.HCM
2.2 Tạo môi trường ổn định và an toàn
Một môi trường ổn định sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm và giảm căng thẳng. Cha mẹ nên thiết lập thói quen hàng ngày rõ ràng, chẳng hạn như thời gian ăn, chơi, và ngủ cố định. Đồng thời, hãy giảm thiểu các yếu tố có tác động tiêu cực đến trẻ như tiếng ồn lớn hoặc ánh sáng mạnh trong nhà.
2.3 Hỗ trợ giúp trẻ phát triển năng lực cảm xúc và tương tác xã hội
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc. Cha mẹ có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như thẻ cảm xúc hoặc cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật để giúp trẻ thể hiện cảm xúc một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi cha mẹ dành thời gian trò chuyện nhẹ nhàng, lắng nghe mà không phán xét, tâm lý trẻ cảm thấy được yêu thương và chấp nhận.
2.4 Kết nối với cộng đồng
Việc tham gia các nhóm hỗ trợ gia đình có trẻ tự kỷ không chỉ giúp cha mẹ học hỏi kinh nghiệm từ người khác mà còn tạo môi trường giao lưu cho trẻ. Những buổi gặp gỡ này có thể là cơ hội để trẻ phát triển kỹ năng xã hội trong một môi trường an toàn và thân thiện.
2.5 Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn
Nếu trẻ tự có dấu hiệu trầm cảm hoặc lo âu kéo dài, cha mẹ cần tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý. Tại Happy Parenting, các buổi tư vấn cá nhân hoặc trị liệu nhóm được thiết kế để giải quyết những khó khăn tâm lý mà trẻ đang gặp phải.
Xem thêm: Tất cả các dịch vụ của Happy Parenting
Xem thêm: Điều trị tâm lý trẻ em
–
3. Happy Parenting: Đồng hành cùng trẻ tự kỷ về mặt tâm lý
Happy Parenting không chỉ là nơi hỗ trợ trẻ tự kỷ, mà còn là người bạn đồng hành với gia đình trong suốt hành trình phát triển của con. Tú Anh Nguyễn, nhà sáng lập Happy Parenting, là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ về Tâm lý học và Khuyết tật Phát triển Trẻ em tại Trường Cao học Fielding. Trước đó, cô đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ Tâm lý tại The Chicago School of Professional Psychology và đã tham gia các khóa đào tạo can thiệp tâm lý từ các tổ chức uy tín của thế giới.
Chuyên gia tâm lý Tú Anh Nguyễn cam kết mang đến những phương pháp can thiệp có bằng chứng khoa học, được cá nhân hóa để phù hợp với từng trẻ.
Xem thêm: Bằng cấp và Hướng Tiếp cận Chuyên môn của cô Tú Anh
Bằng cách tập trung vào việc lên kế hoạch can thiệp cho trẻ tự kỷ và đồng hành với trẻ trong việc chăm sóc tâm lý, chuyên gia tâm lý Tú Anh Nguyễn sẽ hỗ trợ cha mẹ thông qua các phương pháp hiện đại để giúp trẻ vượt qua các rào cản tâm lý để sống tự tin và khỏe mạnh hơn.
Vai trò của chuyên gia tâm lý tại Happy Parenting:
- Đánh giá và can thiệp các rối loạn phát triển: Can thiệp sớm chính là “chìa khóa vàng” để giúp trẻ sớm bắt kịp các kỹ năng phát triển.
- Huấn luyện Cha mẹ chủ động can thiệp cho con: Chúng tôi tin rằng Cha mẹ chính là người đồng hành bền vững và đáng tin cậy nhất để hỗ trợ con.
- Tư vấn & Tham vấn Cha mẹ Con cái: Giúp Cha mẹ và Con cái vượt qua các thử thách dựa trên sức mạnh tình cảm gắn bó và nâng đỡ cảm xúc.
- Đào tạo – Tập huấn chuyên sâu: Đồng hành cùng các Cá nhân, Tổ chức và Doanh nghiệp để lan tỏa thông điệp “Cha mẹ vui khoẻ – Con trẻ hạnh phúc”.
Ngoài ra, Happy Parenting còn nổi bật với hướng tiếp cận gia đình, giúp cha mẹ hiểu rõ hơn vai trò của mình và trao quyền để họ tự tin đồng hành cùng con trong mọi giai đoạn phát triển.
Đặt lịch tư vấn miễn phí 20 phút cùng chuyên gia tâm lý Tú Anh Nguyễn để bắt đầu hành trình chăm sóc tâm lý cho con một cách toàn diện và hiệu quả hơn.