Hôm trước tin tức có đăng một trường hợp bé gái 4 tuổi phải đi cấp cứu “ng.uy kị.ch vì ăn nửa con gấu bông”, do em bé này trong giờ ngủ trưa ở lớp đã tự moi móc lấy bông gòn bên trong con gấu và nuốt. Không biết các phụ huynh có thắc mắc lí do vì sao trẻ con lại có những hành động “lạ thường” như vậy, mà cha mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong sinh hoạt hằng ngày cho con? Hôm nay mình muốn chia sẻ một chút về chủ đề: [Special] Sensory Needs – Sensory Profile, hay tạm dịch tiếng Việt là Nhu cầu đặc biệt về cảm giác / giác quan & hồ sơ cảm giác của trẻ để thấu hiểu con cái.
Thấu hiểu con cái giúp cha mẹ có quyết định đúng đắn trong cách nuôi dạy con
Thấu hiểu con cái giúp cha mẹ có quyết định đúng đắn trong cách nuôi dạy con
Xem thêm: Điều trị Tâm Lý Ở Trẻ Em

1. Hiểu rõ nhu cầu cảm giác để thấu hiểu con cái hơn

Nhu cầu cảm giác nghĩa là khi một người cần có tác động vào một giác quan cụ thể nào đó để cảm thấy dễ chịu, được trấn an và thoải mái.
Ngoài 5 giác quan quen thuộc mà chúng ta đã biết (Thị giác, Thính giác, Khướu giác, Vị giác và Xúc giác), còn rất nhiều giác quan khác. Trong lĩnh vực Tâm lý Phát triển Nhi, cá nhà chuyên môn thường làm việc thêm với 3 giác quan nữa là:
 Cảm giác Thăng bằng / Tiền đình (Vestibular): trẻ cần làm gì để cảm thấy thăng bằng
Nội cảm / Cảm nhận (Interoception): cảm giác đau, đói, no, mắc vệ sinh.. ở bên trong cơ thể
Tự cảm Ý thức vị trí các bộ phận cơ thể trong không gian (Proprioception): biết được tay chân mắt mũi miệng ở đâu mà không cần phải nhìn thấy, cảm giác lực bên ngoài tác động lên cơ thể
Hiểu các giác quan để thấu hiểu con cái hơn
Hiểu các giác quan để thấu hiểu con cái hơn
(*) phần dịch tiếng Việt của mình tương đối thôi mọi người thông cảm nha

2. Giải nghĩa và các ví dụ về các Nhu cầu cảm giác đặc biệt của trẻ:

– Vision: Nhu cầu giác quan thị giác
Ví dụ nhu cầu thị giác đặc biệt: Trẻ thích nhìn đồ vật quay tròn, mê mẩn với ánh sáng hoặc màn hình, nhạy cảm với ánh sáng chói hoặc đèn huỳnh quang.
– Auditory: Nhu cầu giác quan thính giác
Ví dụ nhu cầu thính giác đặc biệt: Quá mẫn cảm với tiếng ồn lớn hoặc đột ngột, bịt tai khi nghe một số âm thanh nhất định, tìm kiếm những âm thanh cụ thể như tiếng gõ hoặc tiếng vo ve.
– Tactile: Nhu cầu giác quan xúc giác (sờ chạm)
Ví dụ nhu cầu xúc giác đặc biệt: Nhạy cảm với một số chất liệu hoặc loại vải nhất định, khó chịu với nhãn mác hoặc đường may trên quần áo, thích sờ chạm nhiều thứ hoặc thích ấn sâu.
– Gustatory: Nhu cầu cảm giác vị giác
Ví dụ nhu cầu vị giác đặc biệt: Ăn uống có chọn lọc hoặc tránh một số loại kết cấu (mềm cứng giòn dai), mùi vị hoặc nhiệt độ thực phẩm nhất định, tìm kiếm những mùi vị hoặc kết cấu cụ thể. Chẳng hạn chỉ thích ăn cơm trắng.
– Olfactory: Nhu cầu giác quan khứu giác
Ví dụ: Nhạy cảm với một số mùi nhất định, tìm kiếm hoặc thể hiện sự ưa thích đối với những mùi cụ thể.
– Proprioception: Nhu cầu giác quan cảm nhận cơ thể
Ví dụ: Tìm kiếm các hoạt động áp lực sâu hoặc việc nặng nhọc, bị thách thức trong việc điều hướng cơ thể hoặc phối hợp các cơ quan bộ phận cơ thể đồng thời.
– Vestibular: Nhu cầu cảm giác Thăng bằng
Ví dụ: Thích các hoạt động vận động như đu đưa hoặc xoay tròn, lắc lư, hoặc khó giữ thăng bằng hoặc phối hợp.

3. Phần lớn trẻ tự kỷ thường đi kèm với rối loạn cảm giác hoặc có nhu cầu cảm giác đặc biệt.

Tuy nhiên, ở trẻ phát triển điển hình cũng có một tỉ lệ các bé có nhu cầu cảm giác nhiều hơn các trẻ khác.
Do trẻ nhỏ chưa có khả năng tự điều hoà, nhất là những lúc trẻ có những cảm xúc khó khăn như lo âu, hoảng sợ, bất an, thu mình lại… trẻ có thể đi tìm kiếm cảm giác đặc biệt để tự trấn an mình. Hoặc, trẻ quá mẫn cảm có thể bị kích thích giác quan quá mức và trở nên mất bình tĩnh, khó điều tiết cảm xúc và hành vi.
trẻ nhỏ học và tiếp nhận mọi thứ quanh trẻ bắt đầu từ các giác quan và sự bình yên trong tâm trí.
Trẻ nhỏ học và tiếp nhận mọi thứ quanh trẻ bắt đầu từ các giác quan và sự bình yên trong tâm trí.
Hồ sơ cảm giác là một công cụ đánh giá được sử dụng để đánh giá các kiểu xử lý cảm giác, sở thích và độ nhạy cảm của một cá nhân trên các nhu cầu cảm giác khác nhau:
– Quá mẫn cảm (hypersensitive),
– Thiếu mẫn cảm (hyposensitive),
– Luôn tìm kiếm cảm giác đặc biệt (sensory seeking)
Để hiểu được hồ sơ cảm giác của con, cha mẹ có thể:
– Quan sát: Chú ý kỹ đến cách trẻ phản ứng với các trải nghiệm giác quan, môi trường và kích thích khác nhau.
– Ghi chép: ghi lại các quan sát về phản ứng, sở thích và độ nhạy cảm giác quan của con.
– Tìm kiếm đánh giá chuyên môn: Tham khảo ý kiến ​​của các nhà trị liệu giác quan hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm trong xử lý cảm giác và tự kỷ để đánh giá toàn diện và đánh giá hồ sơ cảm giác.
Phụ huynh hãy nhớ, trẻ nhỏ học và tiếp nhận mọi thứ quanh trẻ bắt đầu từ các giác quan và sự bình yên trong tâm trí.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon