Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không? Những dấu hiệu sớm của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn Phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) hay còn gọi là Tự kỷ, là một dạng rối loạn phát triển kéo dài suốt đời, gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của trẻ, bao gồm khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi. Sở dĩ được gọi là Phổ tự kỷ vì Tự kỷ là một phổ rất rộng: mỗi trẻ tự kỷ sẽ mang những dấu hiệu và đặc điểm khác nhau. Các dấu hiệu có thể xuất hiện rất sớm, ở giai đoạn khi trẻ chỉ mới 12 đến 18 tháng tuổi.

Nghiên cứu cho thấy năng lực và phát triển của người có rối loạn phổ tự kỷ có thể tiến triển theo thời gian. Trong khi một số trẻ tự kỷ có thể sống tự lập khi trưởng thành, một số sẽ cần sự hỗ trợ theo nhiều mức độ khác nhau, hoặc có thể suốt đời. Nếu được can thiệp sớm kịp thời, áp dụng các phương pháp dựa trên bằng chứng khoa học, trẻ tự kỷ có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội, và hoà nhập tốt hơn.

Tuy nhiên, đa phần cha mẹ chỉ phát hiện con có rối loạn phát triển khi con đến tuổi đi học, và làm lỡ mất giai đoạn “kim cương” (0-3 tuổi) để can thiệp cho con. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ sớm là rất cần thiết để xây dựng kế hoạch can thiệp và hỗ trợ cho trẻ một cách kịp thời, hiệu quả, để giúp con đạt được nhiều cải thiện nhất có thể. Vậy đâu là những dấu hiệu để nhận biết rối loạn phổ tự kỷ? 

Tự kỷ là gì và tại sao phát hiện sớm lại quan trọng?

Tự kỷ không phải là một bệnh lý, mà là một dạng rối loạn phát triển thần kinh với mức độ biểu hiện đa dạng, từ nhẹ đến nặng. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội và xử lý thông tin. Một số trẻ có thể phát triển bình thường trong những năm đầu đời trước khi các dấu hiệu trở nên rõ ràng.

1.1 Tại sao phát hiện sớm lại quan trọng?

Phát hiện sớm là chìa khóa giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp, xã hội và hành vi một cách tự nhiên hơn. Can thiệp sớm trong giai đoạn từ 0-6 tuổi có thể giúp:

  • Cải thiện khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ: Qua những hoạt động can thiệp, một số trẻ có thể học được  cách điều tiết cảm xúc, diễn đạt ý muốn, tương tác cùng mọi người… hiệu quả hơn.
  • Hướng dẫn cha mẹ và người thân cách đồng hành: Chuyên gia tâm lý giúp cha mẹ hiểu rõ hành vi và nhu cầu của trẻ, từ đó cha mẹ có thể phối hợp cùng tâm lý gia, bác sĩ và thầy cô tạo môi trường hỗ trợ phù hợp cho con tại nhà.
  • Phòng tránh những rối loạn tâm lý ở trẻ đặc biệt: Theo National Autistic Society của Anh, 40-50% người có rối loạn phổ tự kỷ cũng có rối loạn lo âu. Nếu rối loạn lo âu hay những khó khăn về tâm lý không được kiểm soát và hỗ trợ kịp thời, sẽ gây thêm khó khăn trong cuộc sống của trẻ tự kỷ, đặc biệt là từ giai đoạn đi học tiểu học cho đến lớn. Do đó, ba mẹ cần đồng hành cùng chuyên gia tâm lý để hỗ trợ và nâng đỡ cho con lâu dài.

Nếu bạn nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình phát triển, hãy tìm đến sự hỗ trợ chuyên môn ngay từ sớm. Đặt lịch tư vấn miễn phí với Happy Parenting tại đây.

1.2 Các dấu hiệu nhận biết của trẻ qua từng giai đoạn

Bên cạnh việc theo dõi cân nặng và chiều cao và theo dõi sức khoẻ về mặt thể lý, cha mẹ cần cũng cần theo dõi Mốc Phát triển để nhận biết sớm những bất thường hoặc chậm trễ trong sự phát triển hành vi – tâm lý của con.

Giai đoạn dưới 2 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ tự kỷ có thể biểu hiện:

  • Không phản ứng khi được gọi tên, dù không có vấn đề về thính giác.
  • Ít hoặc không giao tiếp mắt khi nói chuyện với cha mẹ hoặc người thân.
  • Chậm phát triển ngôn ngữ, không bập bẹ hoặc nói từ đơn giản.
  • Ít hứng thú với trò chơi tương tác như ú òa hoặc không đưa tay lên khi muốn được bế.
  • Không bắt chước các hành động như vẫy tay hay biểu cảm của người khác.

Giai đoạn từ 2 đến 5 tuổi

Ở giai đoạn này, các dấu hiệu tự kỷ trở nên rõ ràng hơn:
Trẻ gặp khó khăn trong việc ghép câu hoặc giao tiếp bằng lời nói. Đồng thời, trẻ có thể biểu hiện hành vi lặp lại như xoay tròn bánh xe đồ chơi hoặc sắp xếp đồ vật theo thứ tự cụ thể. Ngoài ra, trẻ cũng thường lo lắng hoặc khó chịu khi thay đổi thói quen hàng ngày.

Giai đoạn trên 5 tuổi

Những khó khăn trong giao tiếp và xã hội trở nên dễ nhận thấy hơn:

  • Trẻ có thể chỉ nói về chủ đề mình thích mà không quan tâm đến người khác.
  • Không nhận biết được cảm xúc qua biểu cảm hoặc giọng nói của người đối diện.
  • Nhạy cảm hoặc không chú ý với các kích thích bên ngoài như âm thanh hoặc ánh sáng mạnh.

Cách đánh giá chính xác nếu nghi ngờ trẻ tự kỷ

Nếu nghi nghờ trẻ có rối loạn phát triển, ba mẹ cần tìm đến bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tâm lý được đào tạo đúng chuyên môn để thực hiện đánh giá lâm sàng, các bài kiểm tra sàng lọc, kiểm tra chẩn đoán tiêu chuẩn. Tại Happy Parenting, chuyên gia tâm lý Tú Anh Nguyễn sử dụng các công cụ chẩn đoán được chuẩn hoá như:

  • Lưu đồ Chẩn đoán ADOS-2:  ADOS-2 là công cụ chẩn đoán tự kỷ tiêu chuẩn, được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Bảng kiểm tra sàng lọc trẻ nhỏ để phát hiện dấu hiệu tự kỷ.
  • Quan sát hành vi và đánh giá chuyên sâu: Do chuyên gia tâm lý thực hiện để xác định mức độ rối loạn.

Đặt lịch đánh giá cùng chuyên gia tâm lý của Happy Parenting tại đây

Ba mẹ có thể làm gì để hỗ trợ trẻ tự kỷ? Có thể tự dạy trẻ tự kỷ tại nhà hay không? 

Để đồng hành cùng con, ba mẹ cần tìm đến những chuyên gia tâm lý đáng tin cậy để được tư vấn và lên kế hoạch can thiệp cá nhân hoá cho con. Mỗi trẻ là một cá thể khác nhau, do đó không có một kế hoạch can thiệp chung nào hiệu quả và phù hợp cho tất cả mọi trẻ.

Bên cạnh đó, nuôi dưỡng trẻ tự kỷ đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết và chủ động trong việc dạy và can thiệp cho con. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Học về rối loạn phát triển của con
    Hiểu rõ về rối loạn của con giúp ba mẹ nhìn nhận chuyên sâu về nhu cầu của con,  và biết cách hỗ trợ phù hợp. Hướng tiếp cận của Happy Parenting là trao quyền cho ba mẹ thông qua việc cung cấp kiến thức và tập huấn để có thể chủ động can thiệp cho con tại nhà.
  • Cho con được can thiệp kịp thời, áp dụng các phương pháp có bằng chứng khoa học
    Các phương pháp can thiệp như DIR Floortime hoặc Play Project  là những phương pháp đã được chứng minh lâm sàng là giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp và tương tác. Chuyên gia tâm lý của Happy Parenting sẽ hướng dẫn ba mẹ cách chơi cùng con hiệu quả tại nhà. Việc dạy qua thông qua những giờ chơi giúp mối quan hệ giữa ba mẹ – trẻ tự kỷ được cải thiện, con tương tác và kết nối tốt hơn với ba mẹ, và giảm thiểu sự áp lực và căng thẳng của người chăm sóc.
  • Hỗ trợ con về mặt tâm lý: Bên cạnh việc tham vấn và lên kế hoạch can thiệp về mặt hành vi, trẻ tự kỷ và người chăm sóc đều cần được hỗ trợ về mặt tâm lý. Happy Parenting là địa điểm tin cậy để đồng hành cùng ba mẹ trên cả 2 phương diện là can thiệp và tư vấn tâm lý cho cả cha mẹ và trẻ

Đặt lịch tư vấn cùng chuyên gia tâm lý của Happy Parenting 

Việc phát hiện và can thiệp kịp thời và đúng cách là chìa khóa giúp trẻ tự kỷ đạt đến những cấp độ chức năng và cảm xúc cao hơn trên thang đo khoa học.

Chuyên gia tâm lý Tú Anh Nguyễn nhà sáng lập Happy Parenting là nhà thực hành tâm lý được đào tạo tại các ngôi trường hàng đầu: cô đang làm NCS Tiến sĩ Tâm lý và Khuyết tật Phát triển Trẻ thơ tại Cao học Fielding. Trước đó, cô đã từng học Thạc sĩ Tâm lý tại The Chicago School of Professional Psychology, và hoàn thành những khoá đào tạo về can thiệp tâm lý từ các tổ chức uy tín trên thế giới … Cô có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cùng trẻ nhỏ và cha mẹ. Happy Parenting làm việc dựa trên hướng tiếp cận là trao quyền để cha mẹ có thể chủ động đồng hành cùng con trong suốt cuộc đời.

Đặt lịch tư vấn miễn phí ngay hôm nay để được tư vấn các bước Đánh giá Phát triển Toàn diện và lên kế hoạch can thiệp cho con.

Xem thêm: Kiểm tra Tâm lý Trẻ em sớm giúp nhận biết bệnh tự kỷ 

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon