Học cách nuôi dạy con hiệu quả và khoa học nhất

Phụ huynh nào cũng muốn con mình khi lớn lên sẽ trở thành người tốt và có ích cho xã hội. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách để con mình hoàn thiện theo cách mong muốn. Để có thể giáo dục con khoa học và chính xác là một vấn đề rất khó khăn. Đối với những bậc cha mẹ chưa qua một trường lớp nào, chỉ chắt nhặt những kinh nghiệm vốn có của người khác, thì đây quả là một bài toán nan giải. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn học cách nuôi dạy con hiệu quả nhất.

1. Cha mẹ là một người bạn

Thật tốt nếu bạn có thể vừa chăm sóc trẻ với cương vị là cha mẹ lại vừa có thể là một người bạn của chúng. Bạn chính là những cá thể đầu tiên tiếp xúc và trò chuyện với trẻ. Ngoài nhiệm vụ giáo dục con như những người thầy, người cô thì bạn còn phải tương tác với trẻ.

Bạn nên dành thời gian để chơi với trẻ nhiều hơn. Điều này sẽ giúp con có thể biết thêm nhiều điều về thế giới rộng lớn ngoài kia. Những khả năng giao tiếp và phát triển về trí tuệ cũng từ đây mà hình thành. Do đó, bạn hãy tranh thủ những lúc rảnh rỗi để ở bên con, chơi với trẻ và dạy trẻ những kĩ năng mềm trong cuộc sống.

Học cách nuôi dạy con - Cha Mẹ là những người bạn tốt nhất của con cái

Cha Mẹ là những người bạn tốt nhất của con cái

Nuôi dạy con không phải là áp đặt những điều luật khắt khe của cha mẹ vào con cái. Mà là phụ thuộc vào tâm lí của con để giáo dục con thích hợp nhất. Mỗi một đứa trẻ được sinh ra đều có những tính cách khác nhau. Do đó, bạn cần thay đổi bản thân để hài hòa với tâm sinh lí của trẻ.

Bạn có thể hiểu được trẻ thông qua những trò chơi và tình huống thực tế. Bạn hãy để con tránh xa những thiết bị điện tử, thay vào đó bạn tiếp xúc trao đổi với trẻ như những người bạn. Đây chính là yếu tố quan trọng để sau này trẻ có thể chia sẻ và hồn nhiên nói chuyện, tâm sự với bạn.

2. Đừng chôn vùi tuổi thơ của trẻ

Bạn không nên quá khắt khe trong việc chăm sóc con. Có những mẹ chỉ nhốt con ở nhà để trẻ chơi trong một không gian nhỏ hẹp. Họ sợ con sẽ bị bệnh khi ra ngoài nắng hay trời mưa. Thế nhưng, đời nào có ai nuôi con như vậy.

Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của trẻ nhỏ. Bạn hãy để trẻ tự do và vui chơi thỏa thích cùng với đám bạn. Con sẽ được tự do thoải mái khám phá thế giới ngoài kia. Đồng thời, học được nhiều điều bổ ích do cuộc sống mang lại.

Bạn không thể kìm nén được những mong muốn vui chơi của trẻ. Dù biết rằng trí thông minh một phần là do di truyền nhưng một phần cũng chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài. Khi trẻ được tham gia nhiều điều bổ ích thì trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm, từ đó càng thông minh hơn.

Không chỉ vậy, những hoạt động vui chơi cũng sẽ giúp trẻ tăng cường sức khỏe và phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.

3. Giúp đỡ khi trẻ cần

Bất cứ một đứa trẻ nào cũng đều cần giúp đỡ trong những giai đoạn đầu đời. Tất cả mọi thứ còn rất mới lạ với trẻ. Chẳng cần nói đâu xa, như việc con thay đồ. Những lần đầu trẻ còn mặc đồ ngược hay mặc sai vị trí ống quần. Sau khi bạn chỉ bảo vài lần, trẻ sẽ biết mặc đồ chính xác.

Học cách nuôi dạy con - Hãy luôn là người bạn đồng hành cùng con mỗi lúc khó khăn

Hãy luôn là người bạn đồng hành cùng con mỗi lúc khó khăn

Cũng từ đó, bạn có thể tập cho trẻ những thói quen tốt trong cuộc sống như xin lỗi, cảm ơn, xếp hàng đợi tới lượt… Đây là giai đoạn để bạn định hình cho trẻ tính cách về sau này.

4. Đưa ra những nguyên tắc chính xác

Thấu hiểu và cảm thông là nguyên tắc mà bạn có thể đưa ra để trẻ tuân thủ nhưng không làm tổn thương đến tinh thần trẻ. Bạn nên dựa vào yếu tố then chốt này để đưa ra những bài học. Trên đời này, không có bất kì ai là hoàn hảo cả. Do đó, trước khi đưa ra một quy tắc nào đó bạn nên quan tâm tới cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy điều đó là đúng đắn và trẻ chấp nhận, thì trẻ sẽ tuân thủ những nguyên tắc dễ dàng hơn. Dù cho bất cứ trường hợp nào xảy ra, mẹ cũng nên đặt mình vào vị trí của trẻ để cảm nhận.

Lòng tin của một đứa trẻ là vô cùng quan trọng nên bạn cần xây dựng ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Nên tránh nói dối hay nói cho có lệ để trẻ bỏ qua. Điều này sẽ làm trẻ mất lòng tin đối với người lớn. Nếu bạn muốn con mình trở thành một người có trách nhiệm với tương lại thì bạn nên hướng dẫn và chỉ bảo trẻ nhẹ nhàng, tình cảm.

Nếu vào một ngày, con bạn đi đánh nhau với bạn trong lớp. Cô giáo gọi điện thoại về và mời phụ huynh lên. Nếu đặt mình trong trường hợp này bạn sẽ ứng xử như thế nào? Đưa con về nhà và la hét mắng chửi. Điều này hoàn toàn không nên. Bạn cần ôn tồn, ngồi lại và nói chuyện với con. Hỏi lí do tại sao hôm nay lại hành động như vậy. Khi bạn đặt được bản thân vào vị trí của con thì mọi chuyện sẽ được giải quyết trong êm đẹp.

Xem thêm: Học cách nuôi dạy con tích cực

5. Kiên nhẫn với con

Giáo dục con là cả một khoảng thời gian khá dài nên điều này đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn. Có nhiều cha mẹ luôn dạy con theo những cảm xúc nhất thời. Điều này khiến bạn không tự chủ được những hành vi của bản thân mình. Việc bạn cần làm lúc này là hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ để cân bằng cảm xúc.

Bạn nên nhớ rằng con còn rất nhỏ nên bạn hãy cố gắng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh nhất. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện được việc này, chỉ cần bạn kiên nhẫn.

6. Làm tấm gương cho con noi theo

Có nhiều bậc cha mẹ chỉ biết đưa ra những chuẩn mực nhất định và bắt con phải làm theo những yêu cầu đó. Nhưng bạn lại quên rằng trẻ có khả năng bắt chước những điều người lớn làm rất giỏi. Chính vì vậy, bạn phải làm một tấm gương sáng để con noi theo.

Những hành động và lời nói của bạn giống như những hành động trực tiếp chi phối vào đời sống của trẻ. Từ trước đến nay, những gì bạn muốn người khác tin thì bạn phải hành động. Do đó, khi bạn giáo dục con như thế nào thì bạn phải là người tiên phong thực hiện để con bạn noi theo.

Các chuyên gia đã kết luận rằng: Nếu bạn chỉ nói mà không làm thì những gì bạn dạy dỗ con cũng vô tác dụng.

7. Không nên tiếc lời khen ngợi con

Khen và chê là hai kĩ năng sống rất quan trọng và luôn tồn tại mãi mãi theo thời gian. Có nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi được khen, trẻ sẽ trở nên kiêu ngạo và khó dạy bảo hơn. Thế nhưng quan niệm này không chính xác. Trên thực tế, việc bạn biết khen con đúng thời điểm sẽ mang lại những kết quả không ngờ tới.

Động viên con cái kể cả khi chúng làm không tốt

Động viên con cái kể cả khi chúng làm không tốt

Trẻ con là những đối tượng rất nhạy cảm. Khi chúng nghe được những lời khen từ bạn chúng sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà lạm dụng khen con một cách ngẫu nhiên. Những lời khen trên trời như thế sẽ làm trẻ ngơ ngác và không hiểu lí do bản thân được khen ngợi.

Bạn chỉ nên khen khi trẻ có một hành vi cụ thể nào đó, tránh trường hợp để trẻ nghi ngờ và mất lòng tin vào người lớn. Quá trình dạy con là một trong những thử thách khó khăn đối với cha mẹ. Do đó, bạn cần phải học cách dạy nuôi con đúng cách. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin để giáo dục con cái. Mong rằng bạn đã có thể chăm sóc con mình một cách tốt nhất.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon