Tự Kỷ: Có Chữa Khỏi Được Không? Hướng điều trị cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

Rối loạn Phổ tự kỷ cũng là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ, bên cạnh Rối loạn Tăng động – Giảm chú ý, Mất thính lực, Rối loạn ngôn ngữ, v.v. Theo thông tin của CDC, cứ 54 trẻ thì có 1 trẻ có Rối loạn Phổ Tự kỷ. Tỉ lệ mắc là 4 trai : 1 gái (con số này tăng dần theo từng năm). 

Mời ba mẹ cùng tìm hiểu về việc điều trị rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ và phương pháp can thiệp sớm giúp nâng cao khả năng phát triển của trẻ.

1. Tự kỷ có chữa khỏi được không? 

Câu hỏi lớn nhất mà chuyên gia tâm lý thường gặp từ ba mẹ là “Bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi được không?”. Theo National Health Services UK, tự kỷ không phải là bệnh mà là một loại rối loạn phát triển thần kinh sẽ theo trẻ đến suốt đời. Cho đến hiện nay, nền y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương thuốc nào điều trị chứng tự kỷ. 

Nhiều nguồn thông tin sai lệch cho rằng việc ngưng tiêm ngừa vắc-xin, cho con sử dụng sữa lạc đà và các loại thực phẩm chức năng, hoặc đưa con đến các “trung tâm” chữa bệnh tự kỷ nội trú… có thể giúp con chữa lành tự kỷ. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị nêu trên là không có cơ sở khoa học, ngược lại có thể gây hại đến sức khoẻ thể lý và tinh thần của trẻ. Ba mẹ chỉ nên tìm đến bệnh viện hoặc chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản để được tư vấn hướng điều trị cho trẻ. 

2. Hướng điều trị cho trẻ tự kỷ 

Nền y học hiện đại chưa tìm ra phương thuốc có thể chữa khỏi Rối loạn Phổ tự kỷ, nhưng việc Can thiệp sớm đã được chứng minh có thể giúp trẻ đạt được những cải thiện tối đa. Theo NIH, ở giai đoạn trước năm 3 tuổi, não bộ của trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện nên việc uốn nắn và điều chỉnh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn so với khi con đã vượt qua ngưỡng 3 tuổi. Việc can thiệp có thể được thực hiện ở trường chuyên biệt, cơ sở y tế, trung tâm can thiệp, ngay tại nhà, hoặc kết hợp nhiều ngữ cảnh khác nhau. 

Can thiệp sớm giúp giảm thiểu các dấu hiệu của tự kỷ, giúp nâng cao năng lực – chức năng của trẻ, hỗ trợ cho việc học tập của con và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

2.1 Nhận biết các dấu hiệu sớm nhất của tự kỷ để không làm lỡ mất giai đoạn “kim cương” để can thiệp 

Nhiều ba mẹ làm lỡ mất giai đoạn “kim cương” (0-3 tuổi) để can thiệp cho con. Một số trẻ tự kỷ chức năng cao vẫn có thể đến trường và học tập, nhưng sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và hoà nhập với các bạn đồng trang lứa dẫn đến việc phát hiện trễ. 

Điều ba mẹ cần làm là chủ động theo dõi các mốc phát triển của con tại nhà, để đảm bảo không bỏ lỡ các dấu hiệu sớm nhất của rối loạn phổ tự kỷ. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên đưa con đi Kiểm tra và Đánh giá Phát triển Toàn diện định kỳ cùng chuyên gia tâm lý. Điều này cũng quan trọng như việc kiểm tra sức khoẻ tổng quát hằng năm. Nếu trẻ không đáp ứng các mốc phát triển ngôn ngữ hoặc giao tiếp xã hội, hãy đưa con đi gặp chuyên gia về Tâm lý và Phát triển để được tư vấn cụ thể hơn. 

Nói tóm lại, rối loạn phổ tự kỷ tuy không thể chữa khỏi, việc can thiệp sớm sẽ giúp con tiến bộ hơn ở nhiều bình diện: cảm xúc, vận động, giao tiếp, tương tác xã hội, và khả năng học tập. 

Xem thêm: Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không? Những dấu hiệu sớm của trẻ có Rối loạn Phổ tự kỷ. 

2.2 Các phương pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ có bằng chứng khoa học

Hiện nay, có nhiều phương pháp can thiệp sớm được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi để hỗ trợ trẻ tự kỷ, giúp các em cải thiện khả năng giao tiếp, tương tác xã hội, và phát triển kỹ năng sống. Dưới đây là một số phương pháp can thiệp sớm phổ biến, đã được chứng minh có hiệu quả:

  • Can thiệp hành vi (Behavioral Intervention): Phương pháp này thường sử dụng ABA (Applied Behavior Analysis), một trong những phương pháp được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nhất trong việc can thiệp cho trẻ tự kỷ. ABA giúp trẻ cải thiện hành vi thông qua các kỹ thuật dạy học, thưởng phạt có hệ thống.
  • Can thiệp Phát triển (Developmental Intervention): Các phương pháp này tập trung vào việc phát triển các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, tương tác xã hội, và hành vi tự lập. Âm ngữ trị liệu (Speech Therapy) là một trong các phương pháp can thiệp phát triển phổ biến giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.
  • Hướng tiếp cận Tình cảm gắn bó (Relationship-based Approach): Phương pháp này nhấn mạnh việc xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa trẻ và gia đình, giúp cải thiện kỹ năng xã hội và tương tác thông qua các hoạt động gắn kết. DIR Floortime là một phương pháp tiêu biểu của hướng tiếp cận này, tập trung vào việc chơi và giao tiếp để phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ.

Tại Happy Parenting, chuyên gia tâm lý Tú Anh Nguyễn áp dụng Relationship-based Approach, kết hợp các phương pháp can thiệp có bằng chứng khoa học như Play Project, DIR Floortime, cùng với các kỹ thuật can thiệp giác quan và massage trị liệu. Các phương pháp này được chứng minh là giúp trẻ cải thiện kỹ năng tương tác xã hội và gắn kết với gia đình, mang lại hiệu quả lâu dài trong quá trình phát triển của trẻ.

Xem thêm: Phương pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ: DIR Floortime và Play Project 

3. Giới thiệu chuyên gia tâm lý Tú Anh Nguyễn

Tú Anh Nguyễn, nhà sáng lập Happy Parenting, là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ về Tâm lý học và Khuyết tật Phát triển Trẻ em tại Trường Cao học Fielding. Trước đó, cô đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ Tâm lý tại The Chicago School of Professional Psychology và đã tham gia các khóa đào tạo can thiệp tâm lý từ các tổ chức uy tín của thế giới. 

Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp với trẻ em và gia đình, chuyên gia Tú Anh Nguyễn không chỉ áp dụng các phương pháp can thiệp khoa học mà còn chú trọng vào việc tập huấn cho ba mẹ. Cô tin rằng sự tham gia chủ động của ba mẹ trong quá trình can thiệp tại nhà là yếu tố quan trọng giúp tăng cường hiệu quả và hỗ trợ sự phát triển của trẻ một cách lâu dài, bền vững. Việc ba mẹ hiểu rõ các cấp độ phát triển của con và tạo ra môi trường yêu thương, hỗ trợ liên tục sẽ giúp con tiến bộ mạnh mẽ hơn trong suốt quá trình can thiệp.

 

Xem thêm: Happy Parenting – Phòng Tâm lý Trẻ em và Gia đình tại TP.HCM 

Xem thêm: Bằng cấp và hướng tiếp cận chuyên môn của cô Tú Anh Nguyễn 

4. Ba Mẹ Chủ Động Can Thiệp Cho Con Tại Nhà

Việc can thiệp tại nhà giúp trẻ được hỗ trợ liên tục và tự nhiên hơn, đồng thời tăng cường sự kết nối giữa ba mẹ và con. Ngoài ra, việc tự can thiệp cho con còn giúp ba mẹ tiết kiệm nhiều chi phí, nhận thức và nắm rõ tình trạng của con, cũng như giảm thiệu áp lực và căng thẳng trong cuộc sống. 

Một điểm khác biệt lớn tại Happy Parenting là chúng tôi luôn chú trọng đến việc tập huấn cho ba mẹ can thiệp chủ động tại nhà. Chúng tôi tin rằng ba mẹ và người thân là những nhân tố quan trọng nhất trong hành trình phát triển toàn diện của trẻ. Chúng tôi sẽ tập huấn cho ba mẹ các phương pháp can thiệp hiệu quả mà họ có thể áp dụng ngay trong sinh hoạt hàng ngày với con.

Chúng tôi sẽ tập huấn cho ba mẹ cách:

  • Tạo môi trường an toàn và hỗ trợ tại nhà: Cách thiết lập không gian và các hoạt động chơi giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ dàng tương tác hơn.
  • Tăng cường giao tiếp và tương tác xã hội giữa ba mẹ và trẻ thông qua kỹ thuật chơi: Các kỹ thuật giúp ba mẹ tương tác với con qua trò chơi và giao tiếp cơ bản.

Liên Hệ Ngay Để Nhận Tư Vấn Miễn Phí 

Trước khi bắt đầu chương trình can thiệp, Happy Parenting khuyến khích ba mẹ đặt hẹn cho buổi tư vấn miễn phí 20 phút cùng chuyên gia tâm lý Tú Anh Nguyễn. Buổi tư vấn miễn phí nhằm mục đích để ba mẹ và chuyên gia tâm lý của Happy Parenting cùng thảo luận về tình trạng của trẻ, mức độ căng thẳng hiện tại của ba mẹ… để cùng nhau xây dựng kế hoạch làm việc chi tiết. 

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon