Mốc Phát Triển: 1 Tuổi

Mỗi trẻ em là một cá thể độc lập, và có một tốc độ phát triển riêng biệt. Tuy nhiên, sự phát triển bình thường của trẻ chắc chắn sẽ đi theo một xu hướng có thể đoán trước được, được gọi là các mốc phát triển. Trong 5 năm đầu đời, trẻ phát triển toàn diện và mạnh mẽ trong 4 mảng:

  • Thể chất – Vận động
  • Nhận thức – Giải quyết vấn đề
  • Ngôn ngữ – Giao tiếp
  • Cảm Xúc – Xã hội

Viện Nhi khoa Hoa kỳ (American Academy for Peadiatrics) nhấn mạnh: Tất cả trẻ em đều cần được kiểm tra phát triển toàn diện trong 5 năm đầu đời, tối thiểu 3 lần trước sinh nhật 3 tuổi.

THỂ CHẤT VẬN ĐỘNG

  • Ngồi xuống không cần giúp đỡ
  • Vịn vào để đứng, bám vào đồ đạc để đi (“đi lần mò”)
  • Có thể đi vài bước không cần bám
  • Có thể tự đứng
 

NHẬN THỨC – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

  • Khám phá đồ vật theo các cách khác, như rung lắc, đập mạnh, quăng ném
  • Tìm đồ vật bị giấu dễ dàng
  • Nhìn đúng vào hình hoặc đồ vật khi được gọi tên
  • Nhìn đúng vào hình hoặc đồ vật khi được gọi tên
  • Bắt chước điệu bộ
  • Bắt đầu sử dụng đồ vật đúng cách; thí dụ, uống bằng li, chải tóc bằng lược, ốp điện thoại vào tai
  • Đập mạnh hai đồ vật vào nhau
  • Để đồ vật vào hộp, lấy đồ vật ra khỏi hộp
  • Đẩy đồ vật đi không cần giúp đỡ
  • Gõ ngón tay trỏ
  • Làm theo hướng dẫn đơn giản như “nhặt đồ chơi ra nào”
 

NGÔN NGỮ – GIAO TIẾP

  • Đáp ứng các yêu cầu bằng lời đơn giản
  • Sử dụng các điệu bộ đơn giản, như lắc đầu “không” hoặc vẫy tay “chào tạm biệt”
  • Làm tiếng động và thay đổi âm giọng (âm thanh giống lời nói hơn trước)
  • Nói “mama” và “dada” và các lời cảm thán như “uh-oh”
  • Cố gắng nói các từ mà người lớn nói
 

CẢM XÚC – XÃ HỘI

  • Nhút nhát và lo lắng trước người lạ
  • Khóc khi mẹ hoặc bố bỏ đi
  • Có đồ vật ưa thích
  • Có người ưa thích
  • Tỏ ra sợ hãi trong một số tình huống
  • Đưa bố mẹ một cuốn sách khi trẻ muốn nghe một câu chuyện
  • Lặp lại tiếng động hoặc hành động để gây sự chú ý
  • Đưa tay hoặc chân ra khi được giúp mặc quần áo

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ

  • Cho trẻ thời gian làm quen với người chăm sóc mới. Lấy một món đồ chơi, thú bông hoặc chiếc chăn mà trẻ thích để dỗ trẻ
  • Trước những hành vi không vừa ý, quý vị hãy nói “không” một cách dứt khoát. Đừng quát, tét đít hoặc giải thích dài dòng. Cho trẻ đứng góc im lặng 30 giây đến 1 phút có thể giúp trẻ định hướng lại.
  • Ôm, hôn và tán dương trẻ thật nhiều nếu trẻ có hành vi tốt.
  • Dành nhiều thời gian khích lệ các hành vi tốt thay vì phạt các hành vi không tốt (dành gấp 4 lần thời gian khích lệ hành vi tốt để định hướng lại trẻ tránh các hành vi không tốt).
  • Nói với trẻ về việc quý vị đang làm. Ví dụ, “Mẹ đang rửa tay cho con bằng khăn rửa tay”.
  • Đọc sách cùng trẻ mỗi ngày. Nhờ trẻ lật trang. Cùng trẻ chơi trò thay nhau gọi tên tranh.
  • Mở rộng những gì trẻ nói hoặc định nói, hoặc vật trẻ chỉ. Nếu trẻ chỉ một chiếc xe tải và nói “t” hoặc “tải”, quý vị hãy nói “Đúng rồi, chiếc xe tải to màu xanh”.
  • Đưa cho trẻ sáp màu và giấy, rồi để trẻ vẽ tùy ý. Hướng dẫn trẻ cách vẽ các đường lên xuống và chéo. Tán dương khi trẻ cố gắng vẽ lại các đường đó.
  • Chơi xếp hình, phân loại hình và chơi các đồ chơi khuyến khích trẻ sử dụng tay.
  • Giấu các đồ chơi nhỏ và đồ vật khác rồi bảo trẻ đi tìm.
  • Yêu cầu trẻ gọi tên các bộ phận cơ thể hoặc mọi thứ nhìn thấy trên đường đi.
  • Hát các bài có thể làm động tác minh họa. Giúp trẻ thực hiện các động tác theo bố mẹ.
  • Đưa cho trẻ xoong và chảo hoặc một dụng cụ âm nhạc nhỏ như một cái trống. Khích lệ trẻ tạo ra âm thanh.
  • Có nhiều không gian an toàn cho trẻ chập chững biết đi khám phá. (Biến căn nhà của bạn trở nên an toàn đối với trẻ chập chững biết đi. Cất kỹ các sản phẩm hóa chất lau rửa, giặt giũ, chăm sóc vườn tược và xe cộ. Sử dụng cửa an toàn và khóa cửa thông ra ngoài và cửa xuống tầng hầm.)
  • Đưa cho trẻ các đồ chơi đẩy như xe đẩy tay hoặc xe đẩy chân.

 

CÁC DẤU HIỆU CẦN LƯU Ý

  • Không bò trườn
  • Không thể đứng khi được đỡ
  • Không tìm đồ vật khi trẻ thấy bố mẹ giấu
  • Không nói các lời đơn giản như “mama” hoặc “dada”
  • Không học điệu bộ như vẫy tay hoặc lắc đầu
  • Không chỉ vào đồ vật
  • Bỏ mất các kỹ năng mà trẻ đã từng làm được
Khám Phá Các Mốc Phát Triển Theo Độ Tuổi

Phụ huynh có thể bấm vào từng độ tuổi tương ứng để tham khảo các đặc điểm phát triển và hướng dẫn nuôi dạy con tích cực. Các nội dung được chuyển ngữ từ “Positive Parenting Tips” của CDC Hoa Kỳ.

2 tháng

2 tháng

Mỗi trẻ em là một cá thể độc lập, và có một tốc độ phát triển riêng biệt. Tuy nhiên, sự phát triển bình thường của trẻ sẽ đi theo một xu hướng có thể đoán trước, được gọi là các Mốc Phát Triển. Phát triển toàn diện phải bao gồm 4 mảng: Thể chất, Nhận thức, Giao tiếp và Tình cảm - Xã hội.

Tìm hiểu thêm
4 tháng

4 tháng

Trong năm thứ 2, trẻ toddler chập chững học cách di chuyển nhiều hơn, có nhận thức tốt về bản thân và môi trường xung quanh. Con có nhu cầu khám phá về mọi người và mọi vật nhiều hơn. Trong giai đoạn này, trẻ toddler thể hiện sự độc lập nhiều hơn vì con đã khó khả năng tự di chuyển và làm được nhiều thứ, hành vi phản kháng vì thế cũng gia tăng. Con biết nhận ra mình trong gương và triong hình ảnh, biết bắt chước hành động của người khác. Trẻ toddler cũng biết nhận diện tên gọi của người thân và những món đồ quen thuộc, biết nói những câu đơn giản, hiểu và biết làm theo những hiệu lệnh và yêu cầu đơn giản.

Tìm hiểu thêm
6 tháng

6 tháng

Do trẻ ngày càng mong muốn được thể hiện độc lập nên giai đoạn này thường được gọi là “khủng hoảng tuổi lên 2 – 3”. Tuy nhiên, đâylà một giai đoạn thú vị cho cha mẹ và trẻ mầm non. Trẻ toddler mầm non sẽ trải qua những thay đổi to lớn về tư duy, học hỏi, kỹ năng xã hội và cảm xúc để giúp chúng khám phá thế giới theo góc nhìn mới và hiểu được ý nghĩa của nó. Trong giai đoạn này, trẻ toddler có thể làm theo chỉ dẫn bao gồm hai hoặc ba bước, sắp xếp đồ vật theo hình dạng và màu sắc, bắt chước hành động của người lớn và bạn bè, và thể hiện nhiều loại cảm xúc đa dạng.

Tìm hiểu thêm
9 tháng

9 tháng

Khi trẻ bước vào độ tuổi mẫu giáo, thế giới của con sẽ bắt đầu được mở rộng ra. Trẻ sẽ trở nên tự lập hơn và bắt đầu chú ý nhiều hơn đến những người lớn và trẻ em khác ngoài gia đình. Con sẽ muốn khám phá và đặt câu hỏi nhiều hơn về mọi việc xung quanh. Tương tác giữa trẻ với gia đình và mọi người sẽ giúp định hình tính cách, suy nghĩ và hành vi của con. Trong giai đoạn này, trẻ có thể đạp xe ba bánh, sử dụng kéo an toàn, nhận biết sự khác biệt giữa bạn nam và bạn nữ, tự mặc – cởi đồ, chơi với trẻ khác, kể lại một phần câu chuyện, biết hát.

Tìm hiểu thêm
12 tháng

12 tháng

Giai đoạn này mang đến nhiều thay đổi trong cuộc sống của trẻ. Giai đoạn này, trẻ đã tự biết thay quần áo, bắt quả bóng một cách dễ dàng, hoặc biết cột dây giày thuần thục. Việc khẳng định sự độc lập dần trở nên quan trọng hơn. Những sự kiện lớn như vào tiểu học cho trẻ cơ hội tiếp cận một thế giới rộng mở hơn. Tình bạn trở nên ngày càng quan trọng. Các kĩ năng thể chất, xã hội, và tư duy phát triển nhanh trong giai đoạn này. Đây là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển sự tự tin ở mọi khía cạnh của cuộc sống, thông qua quan hệ bạn bè, trường lớp, hay các môn thể thao.

Tìm hiểu thêm
18 tháng

18 tháng

Trẻ mong muốn được trở nên tự chủ, tách khỏi gia đình, và các quan tâm đến bạn bè trở nên rõ ràng hơn. Có được tình bạn lành mạnh rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này, áp lực đồng trang lứa (peer pressure) có tác động đáng kể. Những trẻ có cảm nhận tốt về bản thân thường có khả năng chống lại các áp lực đồng trang lứa tiêu cực, và có khả năng tự đưa ra những lựa chọn tốt. Đây là giai đoạn quan trọng để trẻ học về tinh thần trách nhiệm, khi trẻ muốn có thêm tự do. Một số bé gái đã bắt đầu có những thay đổi về thể chất. Một thay đổi lớn mà trẻ cần được chuẩn bị trong giai đoạn này là việc bắt đầu vào Cấp 2.

Tìm hiểu thêm
2 tuổi

2 tuổi

Giai đoạn này trẻ có nhiều thay đổi về thể chất, tinh thần, cảm xúc và xã hội. Nội tiết tố thay đổi khi tuổi dậy thì bắt đầu. Hầu hết các bé trai đều mọc râu và lông mu và giọng trầm hơn. Hầu hết các bé gái đều mọc lông mu và ngực phát triển, đồng thời bắt đầu có kinh nguyệt. Con có thể lo lắng về những thay đổi này và cách người khác nghĩ về con. Đây cũng sẽ là thời điểm mà con có thể phải đối mặt với áp lực từ bạn bè trong việc thử thuốc lá, chất kích thích cũng như quan hệ tình dục. Những thách thức khác có thể là rối loạn ăn uống, trầm cảm và các vấn đề gia đình. Ở độ tuổi này, thanh thiếu niên có nhiều lựa chọn hơn về bạn bè, thể thao, học tập và trường học. Chúng trở nên độc lập hơn, có cá tính và sở thích riêng, mặc dù cha mẹ vẫn rất quan trọng.

Tìm hiểu thêm
3 tuổi

3 tuổi

Đây là giai đoạn các thanh thiếu niên phát triển và thay đổi rõ rệt cách suy nghĩ, cảm nhận về bản thân và tương tác với mọi người. Trẻ gái đa phần đã dậy thì hoàn chỉnh, các trẻ trai thì vẫn đang trải qua giai đoạn thay đổi thể chất và dậy thì. Con có thể lo lắng về kích thước cơ thể, hình dáng hoặc cân nặng. Rối loạn ăn uống có thể xảy ra ở trẻ em gái. Trong thời gian này, trẻ đang phát triển cá tính và quan điểm riêng. Mối quan hệ với bạn bè vẫn rất quan trọng, nhưng trẻ sẽ có những mối quan tâm khác khi phát triển ý thức rõ ràng hơn về bản thân. Đây cũng là thời điểm quan trọng để dạy trẻ sự độc lập và tinh thần trách nhiệm; nhiều thanh thiếu niên quan tâm đến việc làm thêm hoặc muốn tách ra ở riêng khi vào đại học.

Tìm hiểu thêm
4 tuổi

4 tuổi

Mỗi trẻ em là một cá thể độc lập, và có một tốc độ phát triển riêng biệt. Tuy nhiên, sự phát triển bình thường của trẻ chắc chắn sẽ đi theo một xu hướng có thể đoán trước được, được gọi là các mốc phát triển. Trong 5 năm đầu đời, trẻ phát triển toàn diện và mạnh mẽ trong 4 mảng:

Tìm hiểu thêm
5 tuổi

5 tuổi

Mỗi trẻ em là một cá thể độc lập, và có một tốc độ phát triển riêng biệt. Tuy nhiên, sự phát triển bình thường của trẻ chắc chắn sẽ đi theo một xu hướng có thể đoán trước được, được gọi là các mốc phát triển. Trong 5 năm đầu đời, trẻ phát triển toàn diện và mạnh mẽ trong 4 mảng:

Tìm hiểu thêm

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.