Mốc Phát Triển: 4 Tuổi

Mỗi trẻ em là một cá thể độc lập, và có một tốc độ phát triển riêng biệt. Tuy nhiên, sự phát triển bình thường của trẻ chắc chắn sẽ đi theo một xu hướng có thể đoán trước được, được gọi là các mốc phát triển. Trong 5 năm đầu đời, trẻ phát triển toàn diện và mạnh mẽ trong 4 mảng:

  • Thể chất – Vận động
  • Nhận thức – Giải quyết vấn đề
  • Ngôn ngữ – Giao tiếp
  • Cảm Xúc – Xã hội

Viện Nhi khoa Hoa kỳ (American Academy for Peadiatrics) nhấn mạnh: Tất cả trẻ em đều cần được kiểm tra phát triển toàn diện trong 5 năm đầu đời, tối thiểu 3 lần trước sinh nhật 3 tuổi.

  • Nhảy lò cò và đứng trên một chân đến 2 giây
  • Bắt được quả bóng đang nảy lên hầu như đúng lúc
  • Biết rót nước, cắt kéo (có giám sát), và nghiền nát thức ăn của mình
  • Nói tên được vài màu sắc và con số
  • Hiểu được ý nghĩa của việc đếm
  • Bắt đầu hiểu khái niệm thời gian
  • Nhớ lại các đoạn của một câu chuyện
  • Hiểu được khái niệm của “giống nhau” và “khác nhau”
  • Vẽ hình người với 2 đến 4 bộ phận
  • Sử dụng kéo (loại cho trẻ em, được giám sát)
  • Bắt đầu sao chép (vẽ) lại vài chữ cái
  • Chơi trò chơi trí tuệ đơn giản
  • Nói cho bố mẹ biết những gì con nghĩ sẽ xảy ra trong cuốn sách
  • Biết vài quy tắc ngữ pháp cơ bản, cũng như sử dụng đúng “cậu ấy” và “cô ấy”
  • Hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ thuộc lòng
  • Kể chuyện
  • Có thể nói tên và họ
  • Thích làm những thứ mới
  • Chơi trò làm “Cha Mẹ”
  • Càng ngày càng sáng tạo với trò chơi đóng vai
  • Thích chơi với các trẻ khác hơn chơi một mình
  • Hợp tác với các trẻ khác
  • Thường chưa thể nói rõ cái gì thật và cái gì là đóng vai – giả vờ
  • Nói về những cái trẻ thích và những điều làm trẻ quan tâm
  • Cùng trẻ chơi trò đóng vai – giả vờ. Để trẻ làm người chỉ huy và bắt chước hành động của trẻ.
  • Gợi ý trẻ giả vờ tham gia vào một sự việc sắp xảy ra có thể khiến trẻ lo lắng, như đi nhà trẻ hoặc ở qua đêm ở nhà ông bà.
  • Bắt đầu giúp trẻ đi vào nề nếp, ví dụ như là ngủ vào ban đêm nhiều hơn vào ban ngày, và có những kế hoạch thường xuyên.
  • Đưa ra cho trẻ các lựa chọn đơn giản bất cứ khi nào quý phụ huynh có thể nghĩ ra. Cho trẻ chọn đồ mặc, đồ chơi hoặc món ăn cho bữa phụ. Giới hạn trong 2 hoặc 3 lựa chọn.
  • Khuyến khích trẻ sử dụng từ ngữ, chia sẻ đồ chơi và hoán đổi lượt chơi cho nhau.
  • Trong khi chơi chung, để trẻ tự giải quyết vấn đề với các bạn, nhưng hãy ở gần để giúp đỡ nếu cần.
  • Chuẩn bị cho trẻ đồ chơi khơi gợi trí tưởng tượng, như quần áo hóa trang, bộ đồ làm bếp và các miếng xếp hình.
  • Sử dụng đúng ngữ pháp khi nói chuyện với trẻ. Thay vì nói “Đi qua đây”, hãy nói “Mẹ muốn con qua đây”.
  • Sử dụng các từ như “thứ nhất”, “thứ hai” và “cuối cùng” khi nói về hoạt động hàng ngày. Cách này sẽ giúp trẻ học về trình tự các sự kiện.
  • Kiên nhẫn trả lời cặn kẽ các câu hỏi “tại sao” của trẻ. Nếu không biết câu trả lời, hãy nói “Bố/mẹ không biết” hoặc giúp trẻ tìm câu trả lời trong sách, trên Internet hoặc từ một người lớn khác.
  • Khi cùng trẻ đọc, hãy yêu cầu trẻ thuật lại những điều đã xảy ra trong câu chuyện trong quá trình đọc.
  • Nói tên màu sắc trong sách, hình ảnh và đồ vật trong nhà. Đếm các vật dụng thông thường, như số miếng bánh, bậc thang hoặc toa tàu đồ chơi.
  • Dạy trẻ chơi các trò ngoài trời như trò đuổi bắt, rồng rắn lên mây, cá sấu lên bờ.
  • Chơi bản nhạc trẻ ưa thích và nhảy cùng trẻ. Lần lượt bắt chước động tác của nhau.
  • Không nhảy được tại chỗ
  • Gặp khó khăn khi cầm bút vẽ nguệch ngoạc
  • Tỏ ra không quan tâm các trò chơi tương tác hoặc đóng vai – giả vờ
  • Tỏ ra không biết đến các trẻ khác và không hưởng ứng với người ở ngoài gia đình
  • Phản kháng việc thay quần áo, đi ngủ, và đi vệ sinh
  • Không thể kể lại một câu chuyện ưa thích
  • Không theo được mệnh lệnh gồm có 3 yêu cầu
  • Không hiểu được “giống nhau” và “khác nhau”
  • Không sử dụng đúng “tôi” và “bạn”
  • Nói không rõ ràng
  • Bỏ mất các kỹ năng mà trẻ đã từng có

* Mỗi trẻ em phát triển theo cách riêng và tiến độ riêng. Nếu có lo lắng hay băn khoăn về các mốc phát triển của con, hãy đăng ký Dịch Vụ Kiểm tra Phát triển Toàn diện cho con ngay hôm nay.

Các Mốc Phát Triển Theo Độ Tuổi

Phụ huynh có thể bấm vào độ tuổi tương ứng dưới đây để tham khảo các mốc phát triển của trẻ. Các nội dung mốc phát triển được chuyển ngữ theo chương trình “Learn the Signs. Act Early” của CDC Hoa Kỳ.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon