Mốc Phát Triển: 6 Tháng
Mỗi trẻ em là một cá thể độc lập, và có một tốc độ phát triển riêng biệt. Tuy nhiên, sự phát triển bình thường của trẻ chắc chắn sẽ đi theo một xu hướng có thể đoán trước được, được gọi là các mốc phát triển. Trong 5 năm đầu đời, trẻ phát triển toàn diện và mạnh mẽ trong 4 mảng:
- Thể chất – Vận động
- Nhận thức – Giải quyết vấn đề
- Ngôn ngữ – Giao tiếp
- Cảm Xúc – Xã hội
Viện Nhi khoa Hoa kỳ (American Academy for Peadiatrics) nhấn mạnh: Tất cả trẻ em đều cần được kiểm tra phát triển toàn diện trong 5 năm đầu đời, tối thiểu 3 lần trước sinh nhật 3 tuổi.
- Lật theo cả hai hướng (trước ra sau, sau ra trước)
- Bắt đầu ngồi không cần đỡ
- Khi đứng, chịu được sức nặng trên chân và có thể nhún lên nhún xuống
- Tự lắc lư người tới lui, đôi khi bò trườn về phía sau trước khi biết bò tiến về phía trước
- Nhìn ngắm đồ vật xung quanh
- Đưa đồ vật lên miệng
- Bắt đầu chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia
- Tỏ ra tò mò về đồ vật và cố gắng lấy đồ vật quá xa không với tới được
- Phản ứng với âm thanh bằng cách tạo ra tiếng động
- Nói dính liền các nguyên âm khi ê a (“a”, “e”, “ô”)
- Hưởng ứng khi nghe tên mình
- Tạo tiếng động để thể hiện sự vui sướng và tức giận
- Bắt đầu tập nói các phụ âm (bập bẹ với “m,” “b”)
- Nhận biết người quen và bắt đầu biết lạ
- Thích chơi với người khác, nhất là cha mẹ
- Phản ứng trước cảm xúc của người khác và thường có vẻ vui thích
- Thích nhìn mình trong gương
- Vui đùa trên sàn nhà với bé mỗi ngày.
- Học cách đọc tâm trạng của bé. Nếu bé vui, tiếp tục làm điều quý vị đang làm. Nếu bé không vui, nghỉ một lát và dỗ dành bé.
- Giúp bé biết cách tự vượt qua cảm giác khó chịu khi tức giận. Bé có thể mút tay như một cách tự xoa dịu.
- Chơi trò “nhại lại”—khi bé cười, bố mẹ cười; khi bé tạo ra âm thanh, bố mẹ cũng bắt chước theo
- Lặp lại âm thanh bé tạo ra và nói những từ đơn giản ứng với các âm thanh đó. Ví dụ, nếu bé nói “bah bah,” quý phụ huynh nói “bà” hoặc “ba”
- Đọc sách cho bé mỗi ngày. Tán dương bé khi bé bi bô “đọc”
- Khi bé nhìn vào vật gì, hãy chỉ vào đó và miêu tả, trò chuyện về vật này.
- Khi bé đánh rơi đồ chơi lên sàn, hãy nhặt lên và đưa lại cho bé. Trò chơi này giúp bé tìm hiểu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
- Xem truyện tranh nhiều màu sắc rực rỡ cùng bé.
- Chỉ cho bé các đồ vật mới và gọi tên chúng.
- Chỉ cho bé các bức tranh sáng màu trong tạp chí và gọi tên chúng.
- Giữ thẳng bé trong khi bé ngồi hoặc đỡ bé bằng gối. Để bé quan sát xung quanh và đưa đồ chơi để bé nhìn trong khi bé ngồi thăng bằng.
- Đặt bé nằm sấp hoặc ngửa và đặt đồ chơi hơi ngoài tầm với một chút. Khích lệ bé trườn để với đồ chơi.
- Không cố gắng lấy đồ vật trong tầm với
- Tỏ ra không có tình cảm với người chăm sóc thân thiết nhất
- Không phản ứng lại tiếng động xung quanh bé
- Gặp khó khăn trong việc đưa đồ vật lên miệng
- Không phát ra âm thanh các nguyên âm (“a”, “e”, “ô”)
- Không lật (lẫy) theo hướng nào cả
- Không cười hoặc tạo tiếng thét
- Có vẻ cơ thể hay gồng cứng, với bắp thịt căng thẳng
- Có vẻ rất mềm (ẽo uột), như một con búp bê bằng vải
* Mỗi trẻ em phát triển theo cách riêng và tiến độ riêng. Nếu có lo lắng hay băn khoăn về các mốc phát triển của con, hãy đăng ký Dịch Vụ Kiểm tra Phát triển Toàn diện cho con ngay hôm nay.
Các Mốc Phát Triển Theo Độ Tuổi
Phụ huynh có thể bấm vào độ tuổi tương ứng dưới đây để tham khảo các mốc phát triển của trẻ. Các nội dung mốc phát triển được chuyển ngữ theo chương trình “Learn the Signs. Act Early” của CDC Hoa Kỳ.