Mốc Phát Triển: 9 Tháng
Mỗi trẻ em là một cá thể độc lập, và có một tốc độ phát triển riêng biệt. Tuy nhiên, sự phát triển bình thường của trẻ chắc chắn sẽ đi theo một xu hướng có thể đoán trước được, được gọi là các mốc phát triển. Trong 5 năm đầu đời, trẻ phát triển toàn diện và mạnh mẽ trong 4 mảng:
- Thể chất – Vận động
- Nhận thức – Giải quyết vấn đề
- Ngôn ngữ – Giao tiếp
- Cảm Xúc – Xã hội
Viện Nhi khoa Hoa kỳ (American Academy for Peadiatrics) nhấn mạnh: Tất cả trẻ em đều cần được kiểm tra phát triển toàn diện trong 5 năm đầu đời, tối thiểu 3 lần trước sinh nhật 3 tuổi.
- Đứng bằng cách bám vào đồ vật
- Có thể tự mình ngồi xuống
- Ngồi vững mà không cần hỗ trợ
- Vịn để đứng lên
- Bò trườn
- Nhìn khi đồ vật rơi xuống
- Tìm kiếm đồ mà trẻ thấy bố mẹ giấu đi
- Chơi trò chơi ú oà
- Đưa đồ vật vào miệng
- Di chuyển đồ vật một cách uyển chuyển từ tay này qua tay kia
- Nhặt đồ vật nhỏ như miếng bánh bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ
- Hiểu từ “không”
- Tạo nhiều tiếng khác nhau cũng như “mamamama” và “bababababa”
- Bắt chước âm thanh và điệu bộ người khác
- Sử dụng ngón tay để chỉ vào đồ vật
- Có thể sợ người lạ
- Có thể rất “đeo bám” người lớn thân quen
- Có đồ chơi ưa thích
- Chú ý cách bé phản ứng trước các tình huống mới và người lạ; cố gắng duy trì những việc khiến bé vui vẻ và thoải mái.
- Khi bé vận động nhiều hơn, hãy theo sát để bé biết bố mẹ vẫn ở bên.
- Duy trì các nề nếp sinh hoạt cho con; chúng đặc biệt quan trọng ở giai đoạn này.
- Chơi trò “đến lượt mẹ, đến lượt con.”
- Nói điều bạn nghĩ là con đang cảm thấy. Ví dụ, hãy nói “Con buồn chán à? Mẹ con mình chơi trò này xem nhé”
- Mô tả vật bé đang nhìn; ví dụ, “quả bóng tròn màu đỏ”.
- Đoán xem bé muốn gì khi bé chỉ vào vật nào đó.
- Bắt chước âm thanh và từ ngữ của bé
- Yêu cầu bé thực hiện theo lời bố mẹ. Ví dụ, thay vì ngăn cản “đừng đứng dậy”, hãy bảo con: “ngồi xuống nào”.
- Dạy bé nhận biết mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả bằng cách lăn bóng tới lui, đẩy xe ô tô hoặc xe tải đồ chơi, đặt các miếng xếp hình vào rồi lấy ra khỏi hộp đựng.
- Chơi ú òa và trốn tìm.
- Đọc và nói chuyện với bé.
- Để nhiều khoảng không cho bé di chuyển và khám phá ở khu vực an toàn.
- Đặt bé ở gần những vật mà bé có thể vịn đứng lên một cách an toàn.
- Không đứng thẳng chân khi được đỡ
- Không ngồi khi được đỡ
- Không bập bẹ (“mama”, “baba”, “dada”)
- Không chơi các trò tương tác qua lại
- Không phản ứng khi nghe tên mình
- Không nhận ra người quen thuộc
- Không nhìn theo hướng bố mẹ chỉ
- Không chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia
* Mỗi trẻ em phát triển theo cách riêng và tiến độ riêng. Nếu có lo lắng hay băn khoăn về các mốc phát triển của con, hãy đăng ký Dịch Vụ Kiểm tra Phát triển Toàn diện cho con ngay hôm nay.
Các Mốc Phát Triển Theo Độ Tuổi
Phụ huynh có thể bấm vào độ tuổi tương ứng dưới đây để tham khảo các mốc phát triển của trẻ. Các nội dung mốc phát triển được chuyển ngữ theo chương trình “Learn the Signs. Act Early” của CDC Hoa Kỳ.