Dạy Con Tích Cực: 6-8 Tuổi

CÁC ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Giai đoạn này mang đến nhiều thay đổi trong cuộc sống của trẻ. Giai đoạn này, trẻ đã tự biết thay quần áo, bắt quả bóng một cách dễ dàng, hoặc biết cột dây giày thuần thục. Việc khẳng định sự độc lập dần trở nên quan trọng hơn. Những sự kiện lớn như vào tiểu học cho trẻ cơ hội tiếp cận một thế giới rộng mở hơn. Tình bạn trở nên ngày càng quan trọng. Các kĩ năng thể chất, xã hội, và tư duy phát triển nhanh trong giai đoạn này. Đây là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển sự tự tin ở mọi khía cạnh của cuộc sống, thông qua quan hệ bạn bè, trường lớp, hay các môn thể thao.

 

Thay đổi về Cảm xúc – Xã hội:

  • Thể hiện tính độc lập, muốn tách khỏi bố mẹ và gia đình nhiều hơn.
  • Bắt đầu suy nghĩ về tương lai.
  • Hiểu hơn về vị trí của trẻ trong thế giới và xã hội.
  • Chú ý nhiều hơn về tình bạn và đội nhóm.
  • Muốn được bạn bè thích và chấp nhận.

Khả năng Suy nghĩ – Học hỏi:

  • Thể hiện sự phát triển nhanh của khả năng trí tuệ.
  • Học những cách hiệu quả hơn để miêu tả các trải nghiệm và nói về suy nghĩ và cảm xúc.
  • Chú ý đến bản thân ít hơn, quan tâm đến người khác nhiều hơn.

Sau đây là một vài việc mà cha mẹ có thể làm để hỗ trợ con phát triển tối ưu trong giai đoạn này:

  • Thể hiện tình cảm với con. Công nhận các thành tựu và những hành động tốt của con.
  • Giúp con phát triển tinh thần trách nhiệm – nhờ con giúp đỡ làm việc nhà, ví dụ: dọn bàn trước khi ăn, bỏ quần áo vào máy giặt và bấm nút.
  • Trò chuyện với con về việc trường lớp, học hành, bạn bè, và những gì con mong đợi trong tương lai.
  • Giúp con hiểu về việc tôn trọng người khác. Khuyến khích con giúp đỡ những người gặp khó khăn.
  • Giúp con tự đưa ra những mục tiêu trong tầm với – con sẽ học được cách tự hào về bản thân và ít phải dựa vào sự công nhận hoặc phần thưởng từ người ngoài hơn.
  • Giúp con học tính kiên nhẫn bằng cách biết nhường người khác đi trước, hoặc làm xong một việc trước khi đi chơi. Khuyến khích con suy nghĩ về những hệ quả có thể xảy ra trước khi làm một việc gì.
  • Làm rõ những quy tắc và nhất quán thực hiện chúng, ví dụ, con được xem TV bao nhiêu lâu hoặc khi nào phải đi ngủ. Hãy làm rõ những hành vi nào là phù hợp, và không phù hợp.
  • Cùng con làm những điều thú vị như một gia đình, như là chơi game, đọc sách, hay tham gia những sự kiện cộng đồng, làm từ thiện.
  • Tham gia vào những hoạt động trong trường học của con. Hãy gặp gỡ thầy cô và các phụ huynh khác, hiểu những mục tiêu học tập của con, và làm sao để phối hợp với trường để giúp con thành công trong học tập.
  • Tiếp tục đọc sách cho con. Khi con đã biết đọc, hãy thay phiên và đọc cho nhau nghe.
  • Sử dụng các hình thức kỷ luật tích cực để hướng dẫn và bảo vệ con, thay vì phạt để con cảm thấy tồi tệ về bản thân. Sau mỗi lần thảo luận về những gì con không được làm, hãy thảo luận về những gì con nên làm thay vào đó.
  • Khích lệ con khi có hành vi tốt. Tốt nhất là khen cụ thể những hành động con làm (“con đã rất nỗ lực để nghĩ ra cách xử lý”) thay vì khen chung chung hay nói về các đặc tính tính cách (“Con thông minh quá”).
  • Hỗ trợ con trong việc đương đầu với những thử thách mới. Khuyến khích con tự giải quyết vấn đề, ví dụ như bất đồng với một đứa trẻ khác.
  • Khuyến khích con gia nhập những hội nhóm lành mạnh ở trường và trong cộng đồng, như là tham gia vào một môn thể thao nhóm, hoặc xung phong đi tình nguyện.
Với nhiều khả năng vận động và được độc lập nhiều hơn, con có thể gặp nhiều rủi ro như bị thương hay bị té ngã hay dễ gặp chấn thương nếu không cản thận.
  • Không bao giờ rung lắc con! Trẻ sơ sinh có cơ cổ rất yếu, chưa thể tự giữ ổn định phần đầu. Nếu rung lắc con, bạn có thể làm tổn thương não của bé, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.
  • Đảm bảo luôn đặt con nằm ngửa khi cho con ngủ để đề phòng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden infant death syndrome – SIDS). Tìm hiểu thêm về những khuyến nghị về an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh.
  • Bảo vệ trẻ và gia đình khỏi khói thuốc lá. Không được cho phép bất kỳ ai hút thuốc trong nhà và ở gần con.
  • Nếu di chuyển bằng ô tô, hãy đặt con trong ghế carseat ở băng sau, quay mặt về phía đuôi xe để đảm bảo an toàn tối đa cho con.
  • Đề phòng trẻ bị mắc nghẹn bằng cách chuẩn bị thức ăn đúng độ tuổi. Không cho con chơi với những đồ chơi hay đồ vật có kích thước nhỏ, dễ nuốt phải.
  • Không cho con chơi với những thứ có nguy cơ gây ngạt, che kín mặt con gây khó thở.
  • Không bao giờ bưng chất lỏng nóng hay nước sôi gần con hoặc khi đang bế con.
  • Vắc xin rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con. Vì trẻ em có thể gặp những căn bệnh nghiêm trọng, việc cho con đi tiêm chủng đúng lịch trình là cần thiết. Hãy nói chuyện với bác sĩ của con bạn để đảm bảo con có đủ những mũi tiêm cần thiết.
  • Đảm bảo an toàn cho con khi sử dụng các phương tiện giao thông.
  • Dạy con cách để ý coi chừng xe cộ, và cách giữ an toàn nếu con đi bộ đến trường, đạp xe đạp, và chơi ở ngoài trời.
  • Đảm bảo con hiểu rõ về việc giữ an toàn liên quan đến nước, và luôn trông chừng con khi con đi bơi hoặc chơi gần nước.
  • Trông chừng con khi con tham gia những hoạt động mạo hiểm như leo trèo.
  • Nói chuyện với con về cách biết yêu cầu sự giúp đỡ đúng cách khi con cần.
  • Để những sản phẩm gia dụng, công cụ, trang thiết bị nguy hiểm tránh xa tầm tay của con.

Nuôi Dạy Con Tích Cực

Phụ huynh có thể bấm vào từng độ tuổi tương ứng để tham khảo các đặc điểm phát triển và hướng dẫn nuôi dạy con tích cực.
Các nội dung được chuyển ngữ từ 
“Positive Parenting Tips” của CDC Hoa Kỳ.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon