Căng Thẳng - Lo Âu

CĂNG THẲNG VÀ LO ÂU Ở TRẺ EM
  • Những nỗi sợ hãi và lo lắng có thể cản trở cuộc sống hàng ngày của trẻ
  • Các loại căng thẳng lo âu phổ biến bao gồm lo âu chia ly, lo âu xã hội, rối loạn lo âu tổng quát
  • Điều trị bao gồm trị liệu hành vi nhận thức cho trẻ và huấn luyện kỹ năng hỗ trợ cho cha mẹ
  • Dù không dễ chịu, nhưng lo lắng là một cảm xúc bình thường của con người và có chức năng quan trọng, bao gồm bảo vệ sinh tồn và thúc đẩy ta giải quyết vấn đề. Trẻ em dễ cảm thấy lo lắng vì chúng không biết nhiều về thế giới và cần dựa vào người lớn để đảm bảo an toàn.
  • Học cách quản lý sự lo lắng một cách hiệu quả, bao gồm phát triển khả năng phân biệt giữa nỗi sợ hãi hợp lý và không hợp lý và cách để bình tĩnh lại – là một kỹ năng sống quan trọng và có giá trị.
  • Nhiều người lớn cho rằng trẻ khi nhỏ hay thường lo lắng khi lớn lên sẽ tự hết, nhưng thực tế là ngược lại. Nhiều nghiên cứu quan trọng đã chỉ ra mối liên hệ giữa vấn đề lo âu thời thơ ấu không được điều trị với các rối loạn tâm lý ở tuổi trưởng thành, bao gồm không chỉ chứng rối loạn lo âu kéo dài mà còn cả trầm cảm và lạm dụng chất kích thích.
  • Lo âu là vấn đề sức khỏe tâm lý phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn và độ tuổi trung bình khởi phát là 11.
  • Việc trẻ lo lắng về những thay đổi trong cuộc sống, chẳng hạn như bắt đầu một năm học mới hoặc những thay đổi lớn trong gia đình, chẳng hạn như sự ra đời của em bé, chuyển chỗ ở, hoặc cha mẹ chia tay là điều bình thường. Tính khí cũng là một yếu tố; một số trẻ em (và cả người lớn) thường lo lắng một cách tự nhiên, trong khi những đứa trẻ khác lại dễ tính.
  • Cha mẹ nên chú ý khi sự lo lắng bắt đầu cản trở khả năng tham gia vào các hoạt động bình thường của trẻ, bao gồm việc học, đi chơi với bạn bè, tiệc sinh nhật hay chơi thể thao. Nếu một đứa trẻ lo lắng hàng ngày hoặc hầu hết các ngày, nếu sự lo lắng đó dữ dội và nghiêm trọng, và nếu nó diễn ra trong một thời gian dài — khoảng sáu tháng — thì đó là điều đáng lo ngại.

Trẻ em bị rối loạn lo âu thường trải qua một hoặc một số loại sau đây:

  • Lo âu chia cách (Separation Anxiety): Lo lắng về việc phải xa cha mẹ hoặc người chăm sóc là một giai đoạn phát triển bình thường của trẻ toddler, nhưng sẽ đáng lo ngại hơn nếu một đứa trẻ ở độ tuổi đi học gặp khó khăn trong việc chia cách. Ví dụ, nếu trẻ không thể ở lại một mình trong phòng dù chỉ vài phút, đi theo cha mẹ từ phòng này sang phòng khác, khăng khăng rằng không thể ngủ một mình hoặc thậm chí gặp khó khăn khi đi học. Một số trẻ bày tỏ lo sợ nghiêm túc rằng trẻ hoặc cha mẹ có thể bị hại hoặc bị bắt cóc nếu không ở cùng nhau.
  • Lo âu xã hội (Social Anxiety): Thông thường vào khoảng lớp ba trở lên, khi nhận thức về xã hội tăng lên, trẻ có thể cảm thấy lo lắng tột độ về cách chúng xuất hiện trước người khác. Trẻ có thể bày tỏ sự lo lắng về việc bị xấu hổ, hoặc về việc bị đánh giá một cách khắc nghiệt hoặc tiêu cực. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập, tập luyện thể thao và cả vui chơi giải trí.
  • Rối loạn lo âu tổng quát (Generalized Anxiety Disorder): Nếu sự lo lắng của trẻ luôn lấn át trong nhiều tình huống khác nhau, luôn lo sợ rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, thì trẻ có thể mắc chứng lo âu tổng quát. Trẻ thường có những lo lắng chung chung, không thể kiểm soát về rất nhiều thứ. Ví dụ:Nghe cha mẹ cãi nhau có thể trở thành lo lắng thái quá rằng họ sẽ chia tay. Trẻ có thể lo lắng về tài chính của gia đình, sợ rằng nếu không có đủ tiền, trẻ sẽ trở thành người vô gia cư. Trẻ có thể thường xuyên lo lắng không kiểm soát được về sự xuất hiện của thiên tai hay tai nạn… Một số trẻ có các triệu chứng về thể chất, chẳng hạn như đau đầu và đau bụng, khiến chúng lo lắng phát ốm theo đúng nghĩa đen. Chủ nghĩa hoàn hảo cũng là một vấn đề phổ biến liên quan đến lo lắng tổng quát ở những người trẻ tuổi.

Cũng có những loại lo âu khác. Sự khởi đầu của những nỗi ám ảnh cụ thể bắt đầu ngay từ những năm mẫu giáo, khi trẻ em phát triển những nỗi sợ hãi dữ dội, phi lý với hành vi tránh né quá mức đối với các đồ vật cụ thể (chẳng hạn như chó) hoặc các sự kiện (chẳng hạn như tiếng ồn lớn). Các cơn hoảng loạn, với các triệu chứng thể chất như nhịp tim đập nhanh và khó thở, có thể phát triển, điển hình hơn ở tuổi thiếu niên. Rất hiếm khi trẻ em chỉ có một loại lo lắng.

  • Cần có đánh giá toàn diện cho trẻ có vấn đề về lo âu. Để có thể điều trị hiệu quả, cần có đánh giá kỹ lưỡng và chẩn đoán phân biệt chính xác, đúng đắn.
  • Quá trình chẩn đoán đánh giá thường cần cha mẹ chia sẻ các thông tin chi tiết về trẻ và gia đình. Cha mẹ và trẻ được phỏng vấn, riêng rẽ và cùng nhau, và các công cụ đo lường được sử dụng để xác định bản chất và mức độ lo lắng của trẻ và để xác định liệu việc điều trị có hữu ích hay không—và nếu có thì là loại nào.
  • Chứng lo âu của trẻ không tồn tại biệt lập; nó phải được hiểu trong bối cảnh của mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ.
  • Việc điều trị chứng lo âu thời thơ ấu cần được cá nhân hóa để giải quyết các nhu cầu và tình huống cụ thể của trẻ và gia đình.
  • Phương pháp điều trị điển hình là liệu pháp giải quyết các triệu chứng lo lắng của trẻ và quản lý phản ứng của cha mẹ.
  • Việc sử dụng các liệu pháp điều trị dựa trên bằng chứng khoa học là rất quan trọng.
  • Trị liệu hành vi nhận thức (CBT): Hình thức trị liệu tâm lý này, được sử dụng với trẻ, dạy trẻ các kỹ năng giúp trẻ xác định và sửa đổi những suy nghĩ dẫn đến lo lắng, đồng thời hướng dẫn trẻ vượt qua các tình huống khiến trẻ lo lắng thông qua việc tiếp xúc dần dần. Ví dụ, một đứa trẻ sợ ngủ một mình trong phòng vào ban đêm có thể bắt đầu bằng cách gọi tên và loại bỏ những nỗi sợ hãi của mình, sau đó dần dần thay đổi thói quen đi ngủ để trẻ có thể học cách vượt qua chúng.
  • Hướng dẫn cha mẹ cách hỗ trợ hành vi của con.

Hướng Tiếp Cận Chuyên Môn Của Cô Tú Anh

Dựa trên 3 nền tảng trụ cột: Tâm lý Phát triển (Development Psychology)Cá nhân hóa (Individualization)Tình cảm Gắn bó (Relationship-based approach), các lĩnh vực trong chuyên môn Tâm lý Trẻ nhỏ & Cha mẹ mà cô Tú Anh tập trung là:

Các Thử Thách Tâm Lý - Phát Triển Nhi

Phụ huynh có thể bấm vào từng nội dung để tham khảo về các khó khăn thường gặp. Các nội dung được chuyển ngữ từ Yale Medicine.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon