Chống Đối - Phản Kháng

HÀNH VI THÙ HẰN, THÁCH THỨC VÀ PHẢN KHÁNG Ở TRẺ EM
  • Một vấn đề tâm lý được biểu lộ bằng những cơn giận dữ bộc phát thường xuyên và những hành vi hung hăng gây trở ngại cho cuộc sống gia đình và bản thân trẻ
  • Các triệu chứng có thể bao gồm: thường xuyên mất bình tĩnh, thách thức quyền lực hoặc đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm của trẻ
  • Hướng điều trị bao gồm trị liệu hành vi nhận thức nếu trẻ đủ tuổi và đào tạo quản lý hành vi cho cha mẹ. Phòng ngừa luôn mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Học cách giao tiếp và quản lý sự thất vọng là một phần của quá trình lớn lên. Nhưng một số trẻ không thành thạo những kỹ năng đó. Nếu những cơn giận dữ bộc phát thường xuyên và hành vi hung hăng của trẻ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, việc trẻ kết bạn hoặc kết quả học tập ở trường, trẻ có thể mắc chứng Rối loạn thách thức chống đối (ODD).
  • Theo một số ước tính, ODD ảnh hưởng đến 16% trẻ em trong độ tuổi đi học. Mặc dù không có số liệu thống kê cho trẻ nhỏ, nhưng các chuyên gia cho rằng hầu hết trẻ mắc chứng ODD đều có dấu hiệu ngay từ những năm mẫu giáo. Vì vậy, việc phòng ngừa từ sớm sẽ giúp cha mẹ có kỹ năng hỗ trợ con tốt hơn.
  • ODD thường đi kèm với các vấn đề tâm lý và hành vi phát sinh đồng thời khác.
  • Rối loạn thách thức chống (ODD) là một dạng tâm trạng giận dữ / cáu kỉnh, hành vi tranh cãi / thách thức và / hoặc hằn học kéo dài ít nhất 6 tháng.
  • Mô thức này cũng phải xuất hiện trong nhiều môi trường (gia đình – trường học – xã hội) và xảy ra gần như hàng ngày ở trẻ em dưới 5 tuổi và ít nhất một lần / một tuần ở trẻ lớn hơn. (Khi được 6 hoặc 7 tuổi, hầu hết trẻ em đã học cách thể hiện sự tức giận theo những cách hiệu quả và được xã hội chấp nhận.)
  • Ví dụ về sự tức giận và tâm trạng cáu kỉnh bao gồm thường xuyên mất bình tĩnh và dễ bực mình hoặc bực bội. Hành vi tranh cãi và thách thức bao gồm từ chối tuân theo các quy tắc, liên tục thách thức người lớn, cố tình gây khó chịu cho người khác và / hoặc đổ lỗi cho người khác về những sai lầm hoặc hành vi xấu của bản thân. Thường xuyên hành động theo cách hằn học hoặc thù hằn (ít nhất 2 lần trong 6 tháng) là một dấu hiệu cảnh báo khác.
  • T.S Denis Sukhodolsky (nhà tâm lý học lâm sàng tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Yale Medicine) cho biết: Mặc dù cha mẹ thường là người đầu tiên nhận thấy có điều gì đó không ổn trong hành vi của trẻ, nhưng đánh giá chuyên môn sẽ cung cấp bối cảnh có giá trị để hiểu điều gì đang xảy ra. Việc trẻ la hét và đánh nhau với anh chị em là những hành vi phổ biến ở lứa tuổi mầm non – mẫu giáo. Cần phải đánh giá mức độ thường xuyên và cường độ xảy ra những cơn giận dữ xem có phù hợp theo độ tuổi của trẻ hay không.
  • Nhiều trẻ em mắc chứng ODD gặp phải những khó khăn khác về sức khỏe tâm lý, chẳng hạn như lo âu, rối loạn tâm trạng – cảm xúc, rối loạn ngôn ngữ và rối loạn học tập.
  • Chấn thương thời thơ ấu, nuôi dạy con không hiệu quả và các vấn đề môi trường khác cũng có thể góp phần vào vấn đề hành vi của trẻ. Khi một đứa trẻ phải đối mặt với nhiều tổn thương tâm lý, những cơn giận dữ bộc phát thường “chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”. Cần xem xét toàn bộ bối cảnh gia đình và quá trình lớn lên của trẻ để có thể hiểu mọi việc ảnh hưởng đến trẻ ra sao.
  • Cũng như nhiều tình trạng sức khỏe tâm lý – tâm thần khác, ODD xảy ra liên tục. Trẻ em mắc ODD nhẹ có thể chỉ xuất hiện các triệu chứng ở nhà hoặc chỉ ở trường. ODD mức vừa phải là ckhi các hành vi chống đối chống đối của trẻ xảy ra ở cả hai môi trường. ODD nghiêm trọng khi liên tục xảy ra trong ba môi trường trở lên.
  • Chẩn đoán ODD ở trẻ cần bao gồm đánh giá lịch sử sức khỏe toàn diện qua các cuộc phỏng vấn.
  • Đối với trẻ em dưới 8 tuổi, đánh giá dựa trên thông tin từ cha mẹ và có thể là giáo viên hoặc chuyên gia y tế.
  • Trẻ lớn thường có thể tự diễn đạt qua phỏng vấn trực tiếp.
  • Việc đánh giá không nên khiến trẻ cảm thấy bị đe dọa, khó chịu hay tức giận.
  • Mặc dù một số trẻ mắc chứng ODD thể nghiêm trọng có thể cần phải dùng thuốc để điều trị các vấn đề tâm lý khác (như Rối loạn Lo âu), nhưng phương pháp can thiệp hiệu quả chính là tâm lý trị liệu với mục tiêu giúp gia đình giao tiếp bình tĩnh hơn và kiểm soát sự thất vọng ở trẻ tốt hơn.
  • Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng có hai hướng chính để điều trị ODD: Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và Đào tạo cha mẹ Quản lý hành vi.
  • CBT dạy trẻ sử dụng các chiến lược mới, hiệu quả hơn để điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của chúng. CBT được tiến hành với trẻ, nhưng cần có sự đồng hành xuyên suốt của phụ huynh.
  • Đào tạo cha mẹ Quản lý hành vi cung cấp cho cha mẹ những kỹ thuật mới để quản lý hành vi sai trái của trẻ.
  • Cả hai phương pháp trị liệu này đều tập trung vào việc điều chỉnh cảm xúc đôi bên, để cha mẹ và con cái có thể hiểu được nguyên nhân gây ra những cơn giận dữ bùng phát. Tiếp đến là giải quyết vấn đề, để khám phá các giải pháp tiềm năng mà mọi người có thể chấp nhận, tiếp theo là thảo luận về hậu quả. Phần thưởng được nhấn mạnh hơn hình phạt, tập trung vào các tương tác tích cực thay vì hối lộ trẻ.

Hướng Tiếp Cận Chuyên Môn Của Cô Tú Anh

Dựa trên 3 nền tảng trụ cột: Tâm lý Phát triển (Development Psychology)Cá nhân hóa (Individualization)Tình cảm Gắn bó (Relationship-based approach), các lĩnh vực trong chuyên môn Tâm lý Trẻ nhỏ & Cha mẹ mà cô Tú Anh tập trung là:

Các Thử Thách Tâm Lý - Phát Triển Nhi

Phụ huynh có thể bấm vào từng nội dung để tham khảo về các khó khăn thường gặp. Các nội dung được chuyển ngữ từ Yale Medicine.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon