Cha Mẹ Ly Hôn

HỖ TRỢ TRẺ ĐỐI MẶT VỚI LY HÔN
  • Lời khuyên và tips để giao tiếp và cung cấp hỗ trợ cho trẻ em có cha mẹ đang ly hôn / chia tay.
  • Các triệu chứng trẻ có thể gặp phải bao gồm vấn đề tiêu hoá, lo lắng về sự chia ly, thay đổi cân nặng
  • Cha mẹ ly hôn nên tránh để trẻ tiếp xúc với xung đột và học cách giao tiếp cởi mở với trẻ
  • Rất ít, nếu có, những đứa trẻ biết cha mẹ chúng sắp ly hôn lại hoan nghênh đón nhận tin này; tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, việc cha mẹ chia tay không phải là thảm họa cho trẻ nhỏ.
  • Dù cho ly hôn là một mất mát, nó có thể mang lại những thay đổi tích cực cho gia đình nếu được xử lý tốt.
  • Nếu cha mẹ có thể hợp tác cùng nhau vì lợi ích tốt nhất của con, thì việc ly hôn có thể mang lại sự nhẹ nhõm và lạc quan cũng như tiềm năng phát triển cho tất cả mọi người—cả trẻ em.
  • Các bậc cha mẹ ly hôn nên làm tất cả những gì có thể để tránh việc con phải rơi vào xung đột, dù trực tiếp hay gián tiếp.
  • Giao tiếp cởi mở rất quan trọng. Trẻ em có những câu hỏi và nhu cầu cần được bày tỏ. Sẽ tốt nhất nếu cha mẹ tạo được cảm giác thoải mái trong giao tiếp với con.
  • Và mặc dù con cái luôn bảo vệ cha mẹ một cách tự nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa là nên giấu đi những giọt nước mắt hay nỗi buồn. Người mẹ thậm chí có thể nói, ‘Mẹ sắp khóc, nhưng không sao đâu – đây là điều đáng để khóc’. Cho con thấy rằng cha mẹ có cảm xúc là tốt. Nhưng cần lưu ý rằng điều đáng sợ đối với một đứa trẻ là cảm thấy cha mẹ bị mất kiểm soát.
  • Các bậc cha mẹ ly hôn nên tìm kiếm sự tư vấn, lý tưởng nhất là cùng nhau, khi họ đã vượt qua quá trình mâu thuẫn. Có một số bằng chứng cho thấy việc nuôi dạy con cái không hiệu quả trong thời kỳ ly hôn.
  • Mục tiêu là tránh để sự lo lắng, tức giận hoặc bận tâm đến các chi tiết về vụ ly hôn chiếm ưu thế hơn nhu cầu của con trẻ. Cha mẹ cũng được hưởng lợi từ sự hướng dẫn và hỗ trợ mà một nhà chuyên môn có thể cung cấp.
  • Trong một thế giới hoàn hảo, trẻ em có cha mẹ yêu thương và có trách nhiệm, cùng làm việc vì mục tiêu chung, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra. Sự thật là, chỉ một cha hoặc mẹ đã đủ là tất cả những gì trẻ thực sự cần để cảm thấy được hỗ trợ, chăm sóc và an toàn.
  • Đầu tiên, cha hoặc mẹ đơn thân thực sự ở cùng trả nên biết, ở mức độ sâu sắc, rằng mình có thể cung cấp sự chăm sóc và quan tâm mà đứa trẻ cần. Cảm giác không thỏa đáng không chỉ vô ích mà còn có thể gây hại nếu đứa trẻ nhìn nhận thấy.
  • Cha/mẹ còn lại cũng nên nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giúp trẻ hiểu, theo cách liên tục và phù hợp với sự phát triển, những lý do đằng sau việc cha/mẹ kia không gắn bó (ví dụ: bệnh tâm lý hoặc lạm dụng chất gây nghiện). Đó là một trách nhiệm lớn trong việc diễn giải vì sao thiếu đi 1 bậc cha / mẹ cho một đứa trẻ hiểu.
  • Nên trung thực, cởi mở và cung cấp thông tin ở mức độ mà trẻ có thể hiểu được. Tốt nhất là cung cấp thông tin dần dần khi có câu hỏi.
  • Một đứa trẻ có cha mẹ ly hôn không thật sự cần được tư vấn. Sự hỗ trợ tốt nhất nên đến từ cha mẹ, những người có khả năng xử lý mâu thuẫn, hòa hợp và đáp ứng các nhu cầu tình cảm của trẻ. Hãy tin rằng con có khả năng xử lý các thay đổi.
  • Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu đáng lo ngại có thể bao gồm chậm phát triển, khó đi vệ sinh hoặc gián đoạn giấc ngủ hoặc thèm ăn mất kiểm soát.
  • Trẻ lớn hơn một chút trong độ tuổi đi học có thể lo lắng về sự xa cách, khó khăn về hành vi hoặc thay đổi tâm trạng hoặc thèm ăn, hoặc khó ngủ.
  • Trẻ lớn hơn có thể gặp khó khăn trong học tập hoặc xã hội, tăng hoặc giảm cân, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, hoặc thể hiện sự tức giận, hung hăng và / hoặc gia tăng khả năng tìm đến các rủi ro.

Hướng Tiếp Cận Chuyên Môn Của Cô Tú Anh

Dựa trên 3 nền tảng trụ cột: Tâm lý Phát triển (Development Psychology)Cá nhân hóa (Individualization)Tình cảm Gắn bó (Relationship-based approach), các lĩnh vực trong chuyên môn Tâm lý Trẻ nhỏ & Cha mẹ mà cô Tú Anh tập trung là:

Các Thử Thách Tâm Lý - Phát Triển Nhi

Phụ huynh có thể bấm vào từng nội dung để tham khảo về các khó khăn thường gặp. Các nội dung được chuyển ngữ từ Yale Medicine.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRIPLE P

  • TRIPLE P – Positive Parenting Programs: Hệ thống các chương trình can thiệp được sáng lập bởi TS. Tâm lý Matt Sanders, đại học Queensland (Úc), được Liên Hiệp Quốc bình chọn là 1 trong những chương trình điều chỉnh hành vi cha mẹ – con cái hiệu quả nhất.
  • Cô Tú Anh là nhà thực hành được chứng nhận từ Triple P (Accredited Triple P Provider) ở tất cả các Level 2, 3, 4, 5, cung cấp các chương trình can thiệp dành cho cha mẹ từ giai đoạn mang thai cho đến con ở tuổi Teen; giải quyết các vấn đề rối nhiễu ở hành vi của trẻ, kỷ luật hiệu quả, hỗ trợ trẻ có rối loạn lo âu, rối loạn phát triển và các vấn đề khi cha mẹ mâu thuẫn – chia tay. Các chương trình thường kéo dài từ 4-8 buổi.
facebook-icon